Làng xóm Việt Nam
360
nhưng cũng đủ nói lên lòng tưởng nhớ của con cháu đối với ông
bà cha mẹ đã khuất. Mâm cỗ dù không linh đình nhưng bao giờ
cũng có trầu cau rượu, vàng hương là những đồ lễ mà đã gọi là
cúng bái thì không thể thiếu được.
CúNg TIễN ÔNg VảI
Trong ba ngày Tết, ngày hai lần, người ta có mâm cơm cúng
các cụ, và luôn luôn trong mấy ngày này, đèn hương trên bàn
thờ được đốt liên tiếp.
Đến sáng ngày mồng bốn người ta làm lễ cúng tiễn ông vải.
cũng có nhà, gặp phải ngày xấu không hợp tuổi của người gia
trưởng, phải cúng tiễn các cụ trước hoặc sau một ngày.
Tất cả ở các làng quê, thường là ba ngày, và nhà nào cũng
cúng các cụ trong ba ngày, không như ở tỉnh, nhất là ở Sài
Gòn ngày nay, có nhà chỉ cúng tổ tiên một hai ngày là đã có
lễ cúng tiễn.
hóA VàNg
Sau lễ cúng tiễn ông vải là hóa vàng.
Bao nhiêu vàng mã đã cúng trong ngày Tết, do người gia
trưởng mua hay do các ngành thứ đem gửi Tết đều được đem
đốt sau tuần cúng tiễn các cụ.
Khi vàng đốt gần hết người ta đổ vào đống tro vàng một chén
rượu cúng. Tục tin rằng có như vậy ở dưới cõi âm, các cụ mới
nhận được vàng và vàng mã mới biến thành vàng tiêu được.
Rồi người ta đem hai cây mía đã mua trong năm và đã dựng
ở hai bên bàn thờ gia tiên để thờ trong ba ngày Tết, ra hơ trên
những đống tàn vàng còn đang đỏ ối.
Hai cây mía đó, người ta bảo là gậy các cụ. các cụ sẽ dùng
hai cây mía này để gánh vàng về cõi âm, và cũng dùng làm khí
giới chống lại bọn quỷ sứ muốn ăn cướp vàng.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn