NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 360

Làng xóm Việt Nam

358

Tóm lại, kể từ chiều ba mươi Tết, người ta đốt pháo, và luôn

trong mấy ngày Tết, tiếng pháo như điểm cho cung bực của
phong vị ngày xuân. Sáng ngày mồng bốn Tết, người ta cũng
đốt pháo nhiều nhân dịp cúng hóa vàng tiễn các cụ.

CàNh Đào

ngày Tết người ta còn có tục chơi cành đào, nhất là tại miền

Bắc và miền Trung, về mùa xuân có hoa đào nở.

Hoa đào màu đỏ nhạt rất hợp với cảnh xuân.
người chơi hoa đào thường kén giống bích đào, là giống đào

chỉ có hoa đỏ tươi mà không có quả.

Tục tin rằng hoa đào trừ được ma quỷ. Đây là do tích cũ về

hai vị thần Uất Lũy và Thần Trà:

Xưa ở dưới gốc cây đào lớn núi Độ Sóc có hai vị thần là

Thần Trà và Uất Lũy cai quản đàn quỷ. Quỷ nào làm hại dân
gian bị trừng phạt ngay.

ngày nay, cành đào ngày Tết tượng trưng cho hai vị thần trên.

Ma quỷ trông thấy cành đào phải tránh xa.

Dân các làng quê, Tết đến mỗi nhà cắm một cành đào ở bàn

thờ, thường là thứ đào ăn quả, dân quê không cầu kỳ, như người
chơi hoa đào. người ta chặt cành đào ở cây đào ngoài vườn, hoặc
nếu trong vườn không có, thì người ta xin ở một nhà hàng xóm
hoặc bất cứ một nhà nào ở trong làng. nhà có cây đào không
bao giờ tiếc người làng, và ở đây ta lại thấy tinh thần hòa đồng
tương trợ của người dân Việt nơi đồng ruộng.

cành đào chặt về, người ta đốt phía dưới rồi cắm vào bình có

nước, đào sẽ tươi tốt trong mấy ngày Tết, sẽ trổ hoa và nảy lá.

cành đào cắm trên bàn thờ tăng vẻ huy hoàng của bàn thờ và

chính là bảo vệ cho tổ tiên về hưởng Tết, vì ma quỷ thấy cành
đào sẽ không bén mảng tới, và như vậy tổ tiên không bị quấy
nhiễu trong những ngày Tết.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.