357
Diện hình và Tổ chức
Khách đến xông nhà, mừng nhà chủ, đốt một bánh pháo và
nhà chủ để mở hàng mừng khách cũng đốt một bánh pháo.
con cháu chúc Tết ông bà cha mẹ xong, đốt pháo!
Học trò đến mừng Tết thầy, đốt pháo!
Dân đến mừng Tết hương chức, đốt pháo!...
nhiều người cầu kỳ, kén pháo để đốt ngày xuân. người ta
kén pháo toàn hồng để xác pháo đỏ rắc đầy sân đem vui mừng
lại quanh năm. người ta lại kén pháo kêu đều, kén pháo nổ to,
và kén pháo điện quang để khi đốt lên hoa lửa bắn ra.
pháo giữ một vai trò quan trọng trong ngày Tết của dân
quê. Giàu nghèo gì, cũng phải có bánh pháo để mừng xuân,
cũng như phải có tranh Tết để dán trên tường, đúng như lời
ông Tú Xương:
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột,
om xòm trên vách bức tranh gà.
có nhiều làng có tục thi đốt pháo như ở làng Thị cầu vào
ngày mồng ba Tết. Hôm đó, một quả pháo đại thật lớn được
treo trên cột cờ, rồi dân làng dùng những quả pháo nhỏ đốt
ném lên để đốt quả pháo đại. Ai ném đốt được quả pháo lớn
thì được thưởng.
nguyên làng này trước đây có nghề làm pháo, dân làng nhà
nào cũng làm pháo, nhưng chỉ làm pháo đùng ngòi ngang, nghĩa
là ngòi dùi ngang bụng pháo, không dùi dọc đầu pháo như pháo
tràng. pháp này gọi là pháo nến, vì trông giống cây nến.
Để ném đốt quả pháo đại, họ tự làm lấy những pháo nến,
thuốc pha riêng và giấy làm pháo là loại giấy bắt lửa. Quả
pháo nổ lên, lửa ở thuốc pháo bắt vào giấy pháo, bắn sang ngòi
quả pháo đại và như vậy quả pháo đại bắt nổ. nói như vậy,
nhưng dùng pháo nhỏ đốt được quả pháo đại thật khó khăn,
có nhiều năm không có người nào đốt nổi, ông cai đám phải
cầm hương đốt.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn