Làng xóm Việt Nam
356
tộc, trong buổi thanh bình người ta không thể thiếu được một.
Thiếu một thứ, phong vị ngày Tết chưa hoàn toàn dù trong nhà
đầy bánh chưng xanh, đầy thịt mỡ dưa hành, dù ngoài sân đủ
nêu cao, đủ hoa đào tươi thắm.
Bởi vậy, pháo không thể thiếu được!
Thường bắt đầu sang tháng chạp, lác đác thỉnh thoảng người
ta đã được nghe tiếng pháo ở cổng làng, ở chợ làng, ở trước đình
làng v.v... của một vài trẻ em ưa pháo đốt chơi.
ca dao có câu rằng:
Thừa tiền mua pháo đốt chơi,
Pháo nổ lên trời, tiền vứt xuống ao!
ca dao muốn nói sao thì nói, ngày Tết người ta cứ đốt pháo,
dù biết rằng tiền mua pháo là tiền vứt xuống ao!
còn gì vui bằng tiếng pháo ngày Tết! còn gì đẹp bằng sắc
pháo đỏ ngày xuân! Và còn gì hương vị bằng mùi thuốc bốc lên
khi pháo nổ, nhất là gặp những ngày xuân mưa dầm gió lạnh!
Vậy thì Tết đến người ta phải đốt pháo!
pháo được đốt nhiều bắt đầu từ lúc chiều ba mươi Tết khi
mọi nhà trong làng đèn hương cúng tổ tiên. Rồi tiếng pháo lác
đác kéo dài cho đến nửa đêm.
Lúc này là lễ trừ tịch, tiếng pháo lại vang nổ nhiều gấp năm
gấp mười lúc buổi chiều. nhà nào ít nhất cũng đốt một bánh
pháo. cùng với tiếng pháo liên thanh, còn những tiếng pháo đùng
nổ to, giữa tiếng lạch tạch của những tràng pháo nhỏ.
pháo đốt rộ lên một lúc, tiếng pháo lại thưa cho đến sáng.
Khi mọi người trong làng làm lễ đầu năm thì pháo lại nổ nhiều.
phải nói thêm rằng, trong đêm ba mươi Tết, trời tối đen như
mực, những tàng pháo đốt lên lòe lửa giống như những bông
hoa cà hoa cải, điểm trang cho đêm tối.
ngoài những lúc cúng giao thừa, cúng các cụ, người ta còn
đốt pháo để mừng nhau.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn