NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 361

359

Diện hình và Tổ chức

Cỗ Đơm

Trong dịp Tết đến, ông bà cha mẹ còn sống con cháu thường

phải biếu Tết như trên đã nói.

Đối với ông bà cha mẹ đã khuất núi, người con trưởng giữ

việc khói hương, ngày Tết phải có cỗ bàn cúng các cụ. những
người con thứ phải gửi Tết từ trong năm, nhưng ngày Tết đến
họ vẫn phải làm cỗ mang tới nhà trưởng để cúng ông bà cha
mẹ. cỗ này gọi là cỗ đơm.

cỗ đơm làm vào ngày mồng hai Tết. Trong ngày nguyên đán

con cháu chỉ đến lễ nhà gia trưởng và cỗ bàn trong ngày đầu
năm này, người gia trưởng phải lo.

ngày mồng hai Tết, những người con thứ mang cỗ đơm tới

nhà người gia trưởng, người gia trưởng đặt lên bàn thờ cúng tổ
tiên, rồi hết một tuần nhang, những cỗ bàn này được dọn xuống
để tất cả con cháu cùng ăn.

Thường con cháu đều ở trong làng, nên ngày mồng hai Tết là

dịp để đại gia đình gặp gỡ nhau, cùng nhắc lại những kỷ niệm
của ông bà cha mẹ đã khuất.

những người con gái đã đi lấy chồng cũng có cỗ đơm về cúng

ông bà bố mẹ, và khi lấy chồng khác xã thường ngày mồng ba
các con gái mới mang cỗ đơm về cúng gia tiên nhà mình. những
người đi xa vắng hoặc lấy chồng ở những nơi xa xôi, ngày Tết
không về được và không có cỗ đơm để cúng gia tiên vẫn gửi đồ
lễ và tiền về nhờ người gia trưởng làm cỗ cúng cha mẹ.

Việc làm cỗ đơm ngày Tết có một ý nghĩa rất đẹp trước hết

là để con cháu tỏ lòng biết ơn tổ tiên, và sau nữa là để anh
chị em chú bác cô dì nhân dịp này được cùng nhau toàn gia
sum họp.

Giàu nghèo, ngày Tết, tại các làng quê xưa, người ta cũng có

mâm cỗ đơm để cúng ông bà cha mẹ. Mâm cỗ có thể đơn sơ

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.