371
Diện hình và Tổ chức
cái khoảng ngày mà người ta
thấy hoàn toàn nhẹ nhõm để vui
với gia đình, để ăn mà biết là ăn
ngon, mặc mà biết là mặc đẹp.
Có những đứa con hư, đi lang
bạt quanh năm suốt tháng, rồi
làm bậy bạ, không ai còn muốn
nhìn mặt nó nữa, nhưng đến
đêm ba mươi Tết, nó biết lò dò
vác mặt nó về, thì người ta cũng
thôi, đánh chữ đại xá đi cho nó,
để nó được ăn Tết, xong rồi mới
lại đuổi cổ đi. Không khí bao
dung trong gia đình Việt Nam
thật là một không khí kỳ lạ.
Chẳng rõ như vậy có phải vì
ảnh hưởng của những sự kiêng
cữ, không thích thấy những gì là
nặng tay nặng chân, nặng mày
nặng mặt, và không muốn nhìn
những gì là đổ vỡ, hư hỏng,
xấu xa? Để tất cả một xã hội
nhìn nhận ngày Tết là cái ngày
gì khác hẳn với những ngày
thường trong đó chỉ toàn là tốt
đẹp và vui vẻ.
Từ những người tài cao học
rộng, đến những người chẳng
biết một chữ gì, người nào cũng
cảm thấy như mình vứt bỏ một
chuỗi ngày cũ kỹ đi, để bắt đầu
lần những chuỗi ngày mới, với
không biết bao nhiêu hy vọng
không biết bao nhiêu yêu đời.
Dẫu cho có đứa con đau yếu
vạn bất đắc dĩ người ta mới
phải chạy tìm ông lang, còn có
thể nấn ná được thì người ta
cũng để qua ngày mồng một,
trong khi gia đình thỉnh thoảng
ghé vào thăm nom, còn bên nhà
ngoài tiếp khách, người ta cũng
vẫn tươi cười như không có điều
gì âu lo trong bụng.
Người ta nén bỏ những gì
buồn phiền, để không làm buồn
phiền sang những người khác
trong dịp Tết. Người ta dấu kín
những đau khổ để không làm
mất thú vui của người khác trong
dịp vui ấy. Dù ai muốn hiểu thế
nào đi nữa, tôi cũng vẫn phải nói
rằng: đó mới đúng là những thái
độ và cử chỉ văn minh.
Bởi ngày Tết là một ngày
thiêng liêng lắm. Một người sắp
chết, hấp hối thêm một giờ nữa
sau giờ giao thừa là đã tính kể
thọ thêm một tuổi nữa. Một đứa
trẻ xổ ra trước giờ giao thừa
một giờ sang đến ngày mồng
một, là đã bắt đầu lên hai tuổi.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn