NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 381

379

Diện hình và Tổ chức

chạy đàn, có mấy người đạo tràng đóng các vai Đường Tăng,

Đại Thánh, Sa Tăng và Bát Giới, các nhân vật chính trong tích
“Tây Du thỉnh kinh” chạy chung quanh đàn, vừa chạy vừa tụng
kinh. Rồi ông thầy dùng gậy tầm xích đâm phá các cửa ngục,
có ý cứu cho chúng sinh thoát khỏi sự giam cầm dưới âm ty.

Sau lễ chạy đàn là lễ tạ rồi vàng mã được đem hóa.
Với lễ làm chay phá ngục mọi người tin rằng có cô hồn được

hưởng lễ cúng khỏi bị đói khát và những oan hồn được giải thoát.

lệ ĐàN

Am chúng sinh được xây ở mọi làng, nhưng tại các làng đã

là nơi trận địa, có các tử sĩ bỏ mình trong việc can qua, ngoài
am chúng sinh của dân làng, nhà vua còn cho lập một đàn thờ
để thờ các chiến sĩ vong thân, cả quân nhà lẫn quân địch. Đàn
này gọi là lệ đàn, tức là ngày nay là đài chiến sĩ, duy có hơi
khác là ở lệ đàn có sự cúng lễ, và ở nơi đây thờ tất cả những
người chết trận trong cuộc chiến đã xảy ra tại chỗ.

có thể nói được rằng lệ đàn cũng là một thứ am chúng sinh,

nhưng là am chúng sinh dành riêng cho anh hồn các chiến sĩ.

Việc cúng lễ tại lệ đàn, hàng năm nhà vua sai quan về tế,

thường là các quan sở tại được phái về cúng lễ và làm chay cầu
siêu cho các vong hồn tử sĩ. Trong dịp tế lễ này, các hội thiện
thường góp tiền để cúng sau buổi tế chính thức của quan triều
đình. các hội thiện đây, chính là hội thiện nơi làng sở tại, và
việc cúng này được dân làng tham dự, cũng như khi có việc làm
chay tại am chúng sinh.

Tục ta tin rằng am chúng sinh và lệ đàn là những nơi rất

thiêng liêng, mọi người đều thành tâm với việc làm chay và
cúng lễ tại các nơi này.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.