45
Diện hình và Tổ chức
đều đi buôn. Thường ra trong một làng mỗi hạng trong tứ dân
đều có một số ít.
Sự phân hạng theo đẳng cấp đối với các làng xã Việt nam
mới là một điều cần thiết, vì còn liên quan tới việc quản trị cộng
đồng của thôn xã.
PhâN Chia giai CấP ở miềN Nam
Ở miền nam sự phân hạng dân chúng trước đây rất giản dị,
tại các làng chỉ có các chủ điền và các tá điền. chủ điền có
ruộng nương, tá điền là người cầy cấy các ruộng nương của
chủ điền và hàng năm nộp cho chủ điền một số tô tùy theo số
lượng nhận khai thác.
cũng có thể nói, trong làng chỉ gồm hương chức và dân đinh.
Hương chức là những người giữ các chức vụ trong làng, còn dân
đinh là tất cả những người khác ở trong làng. Thông thường các
hương chức phần lớn là các chủ điền, vì chỉ những người này
mới được dân đinh tín nhiệm bầu ra. Đôi khi dân chúng cũng
bầu vào chức vụ trong làng những bậc khoa cử và trí thức.
những người ngoại quốc, gần đây, nhất là người Mỹ khi khảo
sát về dân chúng Việt nam có lối phân hạng khác. chúng tôi
xin nhắc lại nơi đây để bạn đọc hiểu rõ sự phân hạng này tuy
chúng tôi không hoàn toàn đồng ý. Theo họ dân chúng có thể
phân biệt thành ba giai cấp: giai cấp thượng lưu, giai cấp trung
lưu và giai cấp hạ lưu. Tuy có sự phân chia giai cấp nhưng đây
chỉ là một cách phân chia để phân biệt ba hạng người trong xã
hội, không phải là một sự phân chia để đấu tranh.
Trong khi nghiên cứu về xã Khánh Hậu, quận Thủ Thừa, tỉnh
Long An, ông Gerald c. Hickey đã nói đến sự phân hạng theo
đẳng cấp này:
Trên căn bản mức lợi tức kinh tế, phản ánh trong địa vị
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn