Làng xóm Việt Nam
44
là sự đương nhiên nếu họ muốn làng mạc yên ổn, không có trộm
cướp, đê điều được trông nom cẩn mật v.v...
Và ở nơi đây, tầng lớp chỉ huy, với sự thấm nhuần đạo đức
Đông phương, đã chẳng bao giờ trở thành những cường hào ác
bá bóc lột dân làng.
Ta phải hiểu rằng tại nhiều xã thôn, những người nghèo được
miễn sưu thuế, theo đúng lệ xưa, và ngay đến thời pháp thuộc,
số thuế mỗi làng phải gánh vác, tuy chính quyền tính theo sổ
đinh, nhưng trong dân xã, người ta vẫn bổ bán với nhau giữa
những người có khả năng đóng thuế và miễn cho hạng cùng đinh
cũng như những người tàn tật già nua.
Tứ DâN
phân chia dân làng làm hai loại, nội tịch và ngoại tịch, nhưng
trong hai hạng này đều gồm đủ sĩ nông công thương, bốn giới
của dân cư. Đây là bốn giới phân biệt theo nghề nghiệp, không
phải là bốn loại phân hạng của dân xã.
Theo ông Gerald c.Hickey thì những nhà điều tra gần đây
cho rằng ở các làng tại Bắc và Trung phần sự phân hạng như
thể
(1)
vẫn còn tồn tại trước thời kỳ chiến tranh, và tiếp tục có
một ảnh hưởng đến sự chọn lựa về nghề nghiệp. Vì tính cách
tương đối cô lập của Nam phần, nên cách phân hạng sĩ, nông,
công, thương chưa bao giờ trở thành rõ rệt trong xã hội hương
thôn của miền Nam.
(2)
nhận xét trên không sát với sự phân hạng của dân làng. có
nhiều làng cả làng đều làm thợ, lại có những làng khác cả làng
1. Nghĩa là chia làm 4 hạng: sĩ, nông, công, thương.
2. Gerald C. Hickey với sự cộng tác của Bùi Quang Đa, - Nghiên cứu một cộng
đồng thôn xã Việt Nam Xã Hội Học, - Phái đoàn cố vấn Đại học đường tiểu
bang Michigan tại Việt Nam, 1960, Võ Hồng Phúc dịch.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn