NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 80

Làng xóm Việt Nam

78

hành chánh này để cho thích ứng với tình trạng chánh trị
nước ta thời đó.

(1)

Việc điều hành làng xã, nói khác đi, việc cai trị trong xã,

từ xưa vẫn do những đại biểu của dân chúng cử ra theo những
tục lệ cổ truyền, và những tục lệ tùy từng làng có đôi điều dị
biệt. Triều đình không can thiệp tới việc đề cử này, và cho
nếu triều đình có muốn can thiệp chưa chắc đã được vì phép
vua thua lệ làng.

Thực ra, cho tới thế kỷ thứ XVII, các triều đại Việt nam cũng

đã nhiều lần muốn nhúng tay vào việc làng xã tại các làng quê,
nhưng rút cuộc làng xã vẫn là của dân và chính dân đã luôn
luôn bầu lấy những người lo việc dân, trong số những người đó
phải kể tới xã trưởng, mà sau này là gọi lý trưởng.

Ta cứ hằng nói xây dựng dân chủ, có biết đâu rằng dân chủ

đã có ở nước ta từ lâu đời bắt đầu từ làng xã và nền dân chủ này
bắt nguồn tự óc tập thể của dân tộc ta qua các sinh hoạt hướng
đời sống cộng đồng hết sức mạnh mẽ là hướng ẩm.

Dân chủ ở đây là dân chủ thực sự vì tất cả dân đinh đều tham

dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc quản trị làng xã. Những
chức vụ trong làng dành cho tất cả mọi người, không có sự phân
biệt nào ngoài niên kỷ, kiến thức và khả năng.

(2)

Tìm hiểu về tổ chức làng xã, ta không thể không đi ngược

lại thời gian mà bắt đầu từ lúc bắt đầu. Làng xã lập thành, dân
chúng phải nghĩ ngay đến vấn đề tổ chức trong làng.

1. Vũ Quốc Thông. - Pháp chế sử Việt Nam - Tủ sách Đại học, Sàigon, 1946.

2. ...tous les habitants inscrits participent directement ou indirectement à

l’Administration du village. Les fonctions commuanales sont ouvertes tous,

sans autre distinction que celle de l’âge, du savoir et du mériete. - Nguyễn

Hữu Khang. Sách đã dẫn.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.