79
Diện hình và Tổ chức
tổ ChứC làNg xã thời xưa
Tìm lại sử sách ta thấy danh từ xã Việt Nam xuất hiện vào
khoảng từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIV.
Trong Việt Nam Sử lược, ông Trần Trọng Kim có nhắc lại
nước ta cuối thời Bắc thuộc, ông Khúc Hạo làm Tiết độ sứ, lập
ra bộ, phủ, châu, xã ở các nơi
(1)
nhưng cụ không nói rõ, các xã
của ta xưa kia ra sao.
làNg Xã DướI CáC ĐờI ĐINh, TIềN lê Và hậu lý
các đời Đinh, Tiền Lê, việc tổ chức làng xã cũng chưa được
triều đình lưu tâm, mãi cho tới nhà Tiền Lý, các làng xã mới
được chú ý tổ chức: các cơ sở chính trị và hành chính vững
chãi của làng xã mới được thiết lập để trước là kiểm điểm nhân
số, sau là củng cố việc tổ chức quốc gia ngõ hầu tạo sức mạnh
chống đối quân xâm lăng tới từ phương Bắc và mở mang bờ
cõi về phương nam.
Tuy chỉ là những đơn vị nhỏ nhất, nhưng triều đình vẫn có
cử các xã quan để cai trị, và mỗi làng đều có sổ dân đinh - đàn
ông, - chia làm loại hạng.
Sổ dân đinh giúp việc kiểm tra dân số, và lần đầu tiên cuộc
kiểm tra được thực hiện dưới đời vua Lý nhân Tôn vào năm
1082, niên hiệu Anh Võ chiêu Thắng.
nhà vua đích thân theo dõi công việc kiểm tra. Đồng thời với
sự kiểm tra dân số, nhà vua cho lập sổ địa bộ về đất đai của mỗi
làng, phân loại các hạng điền thổ.
làNg Xã DướI ĐờI Nhà TRầN
Hết đời nhà Lý sang đời nhà Trần, việc tổ chức làng xã
được chặt chẽ hơn, và Triều đình bổ dụng hai loại xã quan
1. Trần Trọng Kim. - Việt Nam Sử lược, Tân Việt Saigon in lần thứ năm, trang 71.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn