81
Diện hình và Tổ chức
làNg Xã DướI ĐờI Nhà lê
Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa tự Lam Sơn đuổi quân Minh ra
khỏi đất nước, và ngay sau đó nhà vua lo tới việc chỉnh đốn
hành chính từ làng xã trở lên.
các xã quan lại được lập lại. Mỗi làng từ một trăm dân đinh
trở lên có ba vị xã quan, mỗi làng từ năm mươi dân đinh trở
lên có hai vị, và các làng nhỏ hơn có một vị - ở đây tính theo
dân đinh mà không tính theo gia hộ như dưới thời Minh thuộc.
Muốn giúp đỡ dân chúng, nhà vua cho chia lại ruộng đất để
dân chúng canh tác, và các công điền công thổ cũng được chia
lại cho các làng tùy theo dân số, và sự phân chia này đã thay
đổi địa thế và ranh giới nhiều làng.
Việc tổ chức làng được giữ vững mãi cho tới đời vua Lê Thánh
Tôn, nhà vua đã thay các xã quan bằng các xã trưởng, có điều
xã trưởng có lẽ vẫn do triều đình chỉ định.
các làng xã phải nộp thuế cho công quỹ, mỗi dân đinh phải
gánh vác tùy theo khả năng tài chánh của mình, và mỗi dân
đinh đều được hưởng khẩu phần công điền công thổ để canh
tác, khẩu phần cứ sau một thời gian ba năm lại được xét lại tùy
theo nhân số dân đinh.
làNg Xã DướI ĐờI Nhà lê TRuNg hưNg
nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, nhưng trải qua mấy đời vua từ
Mạc Đăng Dung lên ngôi năm 1527 đến Mạc Mậu Hợp bị bắt
giết năm 1592, triều Mạc không có thì giờ nghĩ tới việc tổ chức
trong nước, vì còn luôn luôn bận đối phó với con cháu nhà Lê.
nhà Lê trung hưng với vua Lê Trang Tôn khởi quân đánh
Mạc kể từ năm 1533 cũng không có gì thay đổi về chế độ xã
thôn. Mãi cho tới đời vua Lê Thần Tôn, niên hiệu Vĩnh Thọ
(1653-1661), triều đình mới có sự lưu ý tới nền cai trị tại các
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn