Làng xóm Việt Nam
82
làng xã. Mỗi xã vẫn có xã trưởng do triều đình bổ dụng đứng
đầu, nhưng để giúp việc cho xã trưởng, triều đình có cử thêm
cho mỗi xã một viên xã sứ và nhiều viên xã ty, số xã ty tùy theo
số dân đinh từng xã. những vị xã quan này, xã trưởng, xã sứ và
xã ty tuyển chọn trong các người có học vấn, chịu trách nhiệm
về công việc hành chính và tư pháp trong xã, dưới quyền kiểm
soát của các quan châu, quan huyện, thừa ty và hiến ty, những
quan chức của các quận và tỉnh.
Trong thời kỳ này các làng xã phải cung cấp lính cho triều
đình, tính theo từng gia đình, tùy theo nhân số.
Việc cải cách của vua Lê Thần Tôn đã gặp phản ứng trong
dân chúng, họ không lập những sổ đinh, sổ điền đúng theo sự
kiểm tra, nghĩa là có sự ẩn lậu dân đinh và điền thổ để tránh
bớt gánh nặng về sưu thuế và tạp dịch. Triều đình gặp sự phản
ứng này đã phải hứa với dân chúng chỉ thu sưu thuế và phần
tạp dịch theo những sổ đinh sổ điền cũ.
Đời vua Lê Huyền Tôn, dưới niên hiệu cảnh Trị, nhà vua
nghĩ đến chuyện tuyển lựa một cách đích đáng các xã quan,
nhất là xã trưởng, có lẽ tại vì trước đây đã có nhiều sự lạm dụng
trong việc chỉ định các viên chức này. các xã trưởng cứ ba năm,
công việc lại được xét lại, những người nào có công trạng đặc
biệt, sẽ có thể được thăng chức huyện, và phần nhiều đều được
thưởng phẩm hàm.
nhà vua cũng tính đến sự đối phó với việc ẩn lậu đinh điền
và quyết định thu sưu thuế theo sổ kiểm tra sau cùng được coi là
bất di bất dịch, việc thu sưu thuế này nhằm mục đích tăng thu.
Đến đời vua Lê Dụ Tôn, niên hiệu Bảo Thái, các xã trưởng
được nới rộng thêm quyền hạn trước, các xã quan phải đảm
nhiệm thêm việc tuần phòng và việc thu sưu thuế.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn