Làng xóm Việt Nam
84
cho đến cuối đời vua Tự Đức, quan của triều đình bổ ra chỉ
đến phủ, huyện, còn từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của
dân. Dân tự chọn lấy người của mình mà cử ra coi mọi việc
trong hạt. Tổng là một khu gồm có mấy làng hay xã, có một cai
tổng và một phó tổng do hội đồng kỳ dịch các làng cử ra coi
việc thuế khóa, đê điều và mọi việc trị an trong tổng.
làng hay xã là phần tử cốt yếu của dân. Phong tục lệ luật
của làng nào riêng làng ấy. Triều đình không can thiệp đến,
cho nên tục ngữ có câu “phép vua thua lệ làng”. làng có
hội đồng kỳ dịch do dân cử ra để trông coi hết cả mọi việc.
hội đồng ấy có người Tiên chỉ và Thứ chỉ đứng đầu, rồi có lý
trưởng và phó lý do hội đồng kỳ dịch cử ra để thay mặt làng
mà giao thiệp với quan tư, có tuần đinh chuyên coi việc cảnh
sát trong làng. Khi một người nào can phạm việc gì thì quan
trách cứ ở làng, cho nên ai đi đâu hay làm việc gì cũng phải
lấy làng làm gốc.
(1)
Qua các điểm trình bày trên, ta nhận thấy rằng làng xã, lúc
đầu chịu sự chi phối của triều đình, kể từ đời nhà Lê đã dần dần
đi đến chỗ tự trị, và những công điền, công thổ như ở chương
đầu đã trình bày, chính là quốc gia công sản đã chuyển sang
cho làng xã.
Làng xã là đơn vị nhỏ nhất của quốc gia, nhưng lại là đơn vị
mạnh nhất, vì nếu tất cả các làng xã đều chống lại triều đình, lẽ
tất nhiên không triều đại nào tồn tại được. Bởi vậy, có phép vua,
mọi công dân vẫn tuân theo, nhưng lại có lệ làng mà dân đinh
trong làng không bao giờ bỏ qua được. Triều đình muốn tránh
những phản ứng không đẹp của nhân dân đã đành chấp thuận nền
tự trị của làng xã và nhiều khi phép vua đã đành chịu thua lệ làng.
1. Trần Trọng Kim. - Sách đã dẫn, trang 481.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn