NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 85

83

Diện hình và Tổ chức

Về sau đó, việc thu sưu thuế ngày càng thêm nặng, vì công

khố cần có tiền để chi tiêu về binh hỏa giữa hai họ Trịnh -
nguyễn. Bị đóng thuế nặng, dân chúng thường bỏ làng để lập
nghiệp nơi khác, ruộng đất bị bỏ hoang rồi bị lập trang trại bởi
một số người lợi dụng, do đó dân bị thiệt thòi. Triều đình phải
ra lệnh cấm lập trang trại vào năm 1711, dưới triều vua Lê Dụ
Tôn, niên hiệu Vĩnh Thịnh. cùng với lệnh này, các làng xã được
áp dụng lệ làng thay cho phép vua. Quyền hạn của dân xã được
rộng hơn, và làng xã càng có nhiều quyền tự trị.

Với quyền tự trị này, xã trưởng trước đây do triều đình chỉ

định, dần dần do dân xã bầu lên và trở thành lệ làng kể từ đời
các vua Lê Thuận Tôn và vua Lê Lý Tôn, từ năm 1732 đến 1740.

Việc dân đinh tự bầu lấy xã trưởng, khiến làng xã quyền

tự trị càng rộng rãi hơn, và nền dân chủ nảy nở trong dân
chúng ngay giữa thời đại đế quyền, nhưng chỉ ở trong phạm
vi làng xã.

làNg Xã DướI ĐờI Nhà NguyễN

năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước lập ra nhà

nguyễn. Mười một năm sau nhà vua ban hành Hoàng Việt hình
luật tức là luật Gia Long, nhưng nhà vua cũng không sửa đổi lại
việc tổ chức các làng xã, nhất là các cơ cấu trong dân, lúc đó
hầu như đã trưởng thành.

nhà nguyễn chấp thuận việc bầu xã trưởng và sự tự trị của

làng xã, nền tự trị ngày càng vững mạnh nhất là trong việc quản
lý công điền công thổ.

Việc phân chia khẩu phần công điền công thổ tuy có các phủ,

huyện, châu kiểm soát, nhưng trên thực tế chương trình hương
chức trong làng vẫn tự làm lấy và mọi quyết định đều do ở nơi
họ lập trước.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.