Làng xóm Việt Nam
80
cho các làng: đại tư xã và các tiểu tư xã. các tiểu tư xã phụ
giúp các đại tư xã trong việc quản lý xã thôn. ngoài ra, lại
còn có thêm hai xã quan khác là xã chính và xã giám phụ lực
với đại tiểu tư xã.
Đình làng bắt đầu được dựng lên để lấy nơi thờ phụng Thành
hoàng, mặc dầu dân ta thờ Thành hoàng từ lâu đời. có thể rằng
trước khi trở thành một đơn vị hành chính, xã Việt nam chỉ là
một đơn vị tín ngưỡng mà những người cùng thờ chung một vị
thần quây quần sống với nhau.
Hình như bắt đầu từ đời nhà Trần, tại mỗi xã đều đã có một
hội đồng kỳ mục
với tính cách tư vấn để các xã quan hỏi ý kiến
về mọi công việc.
các xã quan được tồn tại hầu như gần suốt đời nhà Trần, và
chính vua Trần Thuận Tôn (1388-1397) đã bãi bỏ các xã quan,
không hiểu vì lý do gì.
làNg Xã DướI ThờI MINh ThuộC
Đời nhà Hồ quá ngắn ngủi, việc tổ chức làng xã không có gì
thay đổi, nhưng làng xã đã trải nhiều sóng gió dưới thời Minh
thuộc, vì người Minh muốn đem những cơ cấu làng xã Trung
Quốc đặt vào làng xã Việt nam. chúng bắt mỗi gia đình phải
có một tấm hộ thiếp, tức là một sổ gia đình, và chúng lập ra sổ
bìa vàng để ghi thuế má. chúng chia dân chúng thành từng lý,
mỗi lý gồm trăm mười gia đình, đứng đầu là người lý trưởng,
danh từ lý trưởng nước Việt nam bắt đầu có từ thời kỳ này. lý
của chúng thay làng Việt nam. Lý trưởng được cử hàng năm
với chức vụ hết sức nặng nề. cứ mười năm, mỗi lý lại lập lại
sổ dân đinh và sổ địa bộ, lấy gia hộ làm căn bản.
May thay, nhà Minh cai trị nước ta không lâu, và một khi
chúng bị tống khứ khỏi đất nước Việt nam thì những cơ sở do
chúng đặt ra cũng không còn tồn tại.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn