87
Diện hình và Tổ chức
Xã trưởng:
giữ nhiệm vụ trung gian giữa làng và chính quyền.
Hương bộ:
giữ các sổ thuế.
Hương hào: chịu trách nhiệm về hành chính tổng quát cùng
với Hương thân.
Qua các chức vụ trên, thường thì Hương cả đứng đầu Hội
đồng Hương chức, nhưng riêng tại tỉnh Bà Rịa, nay là phước
Tuy, Hương chủ lại đứng trên Hương cả.
Hội đồng hương chức với các chức vụ chính nêu trên bị người
pháp coi là thiếu quy củ và cho là cơ cấu này đang bị đe dọa
vì mọi hương chức đều thờ ơ với công việc xóm làng. người
pháp nói là muốn nâng cao uy tín cho các chức vụ tại hương
thôn nên cần một sự cải cách.
Thực ra với nền tự trị, làng xã Việt nam có rất nhiều ưu điểm
mà chính người pháp cũng nhận thấy, nhưng họ muốn dùng
cái ưu điểm đó có lợi cho họ. nghị định ngày 27 tháng 8 năm
1904 được ban hành thành lập ban hội tề tại các xã, còn gọi là
hội đồng làng,
mỗi nhân viên trong ban Hội tề lĩnh một chức
vụ riêng biệt. Cũng vì mỗi nhân viên trong hội đồng làng có
một nhiệm vụ rõ rệt như vậy, nên vị thứ các vị kỳ hào được ấn
định theo tính cách quan trọng hay không của các chức vụ mà
họ phụ trách.
(1)
Ban Hội tề gồm các nhân viên với các chức vụ và thứ vị sau
đây:
Hương cả:
Hương chức đứng đầu; chủ tọa Ban Hội tề; giữ
văn khố.
Hương chủ: phó chủ tọa; giữ nhiệm vụ thanh tra các cơ quan
của làng và tường trình cho Hương cả.
Hương sư:
Giữ nhiệm vụ cố vấn trong việc giải thích luật lệ.
Hương trưởng: Giữ ngân sách làng; trợ giúp các giáo viên, nhân
viên ban chấp hành.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn