Làng xóm Việt Nam
90
người pháp thấy rằng với chế độ làng xã 1904, họ chưa thực
quyền nắm hẳn công việc quản trị làng xã, nên hơn hai chục
năm sau, năm 1927, họ lại cải cách ban Hội tề để họ có thể can
thiệp một cách triệt để hơn vào các công việc làng xã.
Trước khi cải cách ban Hội tề, họ nêu lên lý do sự thiếu hữu
hiệu của ban này. Trong thông tư ngày 24-11-1926, viên Thống
đốc nam Kỳ gửi cho các chủ tỉnh, đã nhắc tới sự khó khăn gặp
phải trong việc tuyển lựa nhân viên ban Hội tề. Giai cấp thượng
lưu bản xứ nhất là giới địa chủ và giới trí thức, không chịu tham
gia ban Hội Tề, khiến các chức vụ làng xã lọt dần vào tay những
kẻ bất tài và thiếu lương tâm.
Để tránh tệ hại thực sự hoặc giả tưởng trên, nghị định ngày
30-10-1927 của Toàn Quyền Đông Dương ra đời. Ban Hội tề
được gọi là Hội đồng kỳ hào và gồm 12 viên chức chính. Viên
chánh lục bộ trước không được xếp vào hạng kỳ hào nay được
nâng lên hạng này.
nhiệm vụ của các viên chức khác trong ban Hội tề cũng có
sự thay đổi, và quyền hành chỉ huy được đặt vào trong tay mấy
vị Hương cả, Hương chủ và Hương sư. căn cứ theo nghị định
1927, dưới đây là nhiệm vụ mới của nhân viên ban Hội tề, so
với nhiệm vụ ấn định bởi nghị định năm 1904:
Hương cả:
ngoài các nhiệm vụ cũ thêm nhiệm vụ trông nom
tất cả các cơ quan trong làng, nhưng chuyển giao
công việc giữ văn khố cho Hương bộ.
Hương chủ: giữ thêm nhiệm vụ thủ quỹ và giao nhiệm vụ
thanh tra cho Hương sư.
Hương sư:
giải trừ nhiệm vụ cũ. Trở thành nhân viên trong
ban chấp hành giữ nhiệm vụ thanh tra và nhiệm
vụ phó chủ tọa.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn