Làng xóm Việt Nam
92
thành của họ được, nguyên tắc thăng cấp trước đây bó buộc các
kỳ hào phải lần lượt vượt qua các cấp bậc dưới tuy vẫn được
duy trì nhưng được áp dụng một cách mềm dẻo, linh động hơn.
Với sự mềm dẻo linh động này, nhiều chân tay của pháp được
xung vào ban kỳ hào các xã.
Mặc dầu hậu ý của người pháp là muốn giao nhiều chức vụ
các xã cho bọn chân tay của họ, nhưng họ cũng không dám phạm
vào tục lệ cổ truyền một cách trắng trợn, nghĩa là các kỳ hào
mới vẫn phải do sự lựa chọn của các kỳ hào hiện diện trong ban
Hội tề chỉ định. Tuy nhiên, với sự cải cách mới, các chủ tỉnh
có quyền nhiều trong việc tuyển lựa kỳ hào, và việc tuyển lựa
này muốn trở thành nhất định phải có sự duyệt y của chủ tỉnh.
nghị định ngày 30-10-1927 được áp dụng cho tới hết thế
chiến thứ hai. Trong thời gian này vấn đề cải tổ chế độ hành
chánh xã trong Nam lại được đặt ra sau cuộc khởi nghĩa đẫm
máu của anh em binh sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại yên Bái
hồi tháng 2 năm 1930
(1)
Tháng 8-1930, Thống Đốc nam Kỳ
cho thành lập một Hội Đồng cải cách với mục đích cải thiện
đời sống dân chúng. Hội đồng này đã đề nghị một sự cải cách
sâu rộng chế độ hành chánh xã thôn và muốn các xã tại Việt
nam được tổ chức như các xã bên pháp, nghĩa là trong xã sẽ
có các hội viên Hội đồng xã và các viên chức hàng xã. Đề nghị
này chỉ ở nguyên trong vòng đề nghị vì chính quyền pháp đâu
có muốn sự cải cách sâu rộng vì quyền lợi dân chúng ấy. Họ
cho là không thích ứng với xứ thuộc địa này, mà lại có sự nguy
hiểm là sẽ đảo lộn trật tự của các xã, và nhất là, người pháp sẽ
khó nắm nổi được các Hội viên của Hội đồng xã dự định kia.
1. Vũ Quốc Thông - Sách đã dẫn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn