NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 96

Làng xóm Việt Nam

94

người pháp ở Đông Dương, nghĩa là ở cả Việt nam trong đó
có nam Việt.

Qua các giai đoạn trình bày trên, ta thấy rằng trong thời kỳ

thống trị Việt nam, người pháp đã dần dần nắm hết quyền kiểm
soát nền hành chính xã, và lấn hết quyền tự trị xã thôn của ta
tại nam Việt, và với sự lấn át này, bao nhiêu tập tục nghìn xưa
của ta, đã bị người pháp dần phá hủy để tạo nên một lũ cường
hào ác bá tay sai.

TạI BắC VIỆT

chế độ làng xã tự trị tại Việt nam là một chế độ tốt đẹp, và

như trên đã trình bày có rất nhiều ưu điểm, nhất là về phương diện
cai trị và an ninh trật tự xã hội. Hàng xã phải chịu trách nhiệm
về hành động của dân làng đối với quốc gia. Khi người pháp
đặt chân sang đất nước ta, họ cũng không phủ nhận những ưu
điểm của nền tự trị này. paulin Vial, một viên quan cai trị pháp
trong cuốn Trung và Bắc Kỳ (L’Annam et le Tonkin) đã viết:

Đó là phương pháp duy nhất thích hợp với sự an toàn của

chúng ta, vì nó chia rẽ dân bản xứ bằng cách thừa nhận cho
họ sự tự trị các làng xã, một điều họ rất quan tâm đến. Phương
pháp đó đã được đem ra thí nghiệm rồi.

Đó là phương pháp có kết quả tốt. Nó vừa thỏa nguyện vọng

của người An Nam vừa mang lại an ninh cho các nhà cầm quyền
Pháp, không cho nhân dân có thể liên kết với nhau trong một
hành động chung để chống lại chúng ta.

(1)

(cést le seul système qui fut compatible avec notre sécurité car

il divisait la population en lui laissant l’autonomie des villages à
laquelle elle est attachée. L’expérience de ce système a déjà été faite.

1. Vũ Quốc Thông dịch, trong sách đã dẫn.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.