Làng xóm Việt Nam
96
Thực ra, phải nhận rằng với sự hiện diện của người pháp, với
ưu quyền của họ dành cho những tay em, với tình trạng nước
nhà trong giai đoạn bị trị, làm sao mà tránh được sự lạm dụng,
làm sao mà khỏi được nạn cường hào ác bá.
Dựa vào cớ bài trừ nạn lạm dụng và nạn cường hào ác bá,
người pháp đã thực hiện một cách hết sức táo bạo sự cải cách
các cơ cấu làng xã tại Bắc Việt, năm 1921.
Với sự cải cách này, trước hết họ thành lập hội đồng tộc
biểu,
có nhiệm vụ quản trị công việc làng xã, do dân xã bầu ra
ba năm một lần, và gồm một số nhân viên gọi là Tộc biểu. Tộc
biểu chính, nghĩa là đại biểu của từng gia tộc, nghĩa là của từng
họ. Mỗi họ có quyền được bầu một số tộc biểu, và mỗi xã số
tộc biểu cũng thay đổi tùy theo dân số, nhưng không quá số tối
đa là 20 người mỗi làng.
Muốn ứng cử tộc biểu, phải 25 tuổi và phải có tài sản trong
làng. Tộc biểu do các dân đinh từ 18 tuổi trở lên mà chưa phạm
án đến mất quyền công dân, bầu ra.
các tộc biểu chọn lấy một vị chủ tịch gọi là Chánh hương
hội
và một phó chủ tịch gọi là phó Hương hội. chánh, phó
Hương hội thay cho tiên, thứ chỉ về thời trước.
Trong việc bầu cử tộc biểu nếu có sự tranh chấp phải do các
viên tri huyện, tri phủ phân xử, nếu không xong. Tỉnh trưởng
người pháp, viên công sứ, sẽ quyết định sau khi lấy ý kiến của
vị tỉnh hiến người Việt là vị Tuần phủ hay Tổng đốc.
Ở đây ta thấy chính quyền pháp đã can thiệp rõ rệt vào việc
quản lý làng xã, và đã lấn áp sự tự trị cổ truyền của đơn vị căn
bản này của quốc gia.
ngoài ra, những tộc biểu được bầu phải có sự chấp nhận duyệt
y của viên công sứ.
Hội đồng tộc biểu còn mang tên là hội đồng hương chính là
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn