NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 100

Làng xóm Việt Nam

98

Lý, phó trưởng được cử tri đoàn hạn chế trên bầu ra nhưng

cũng phải được bổ nhiệm của vị công sứ qua một tấm bằng do
viên công sứ và vị tỉnh hiến Việt nam đồng ký.

chính quyền pháp đã can thiệp một cách sâu rộng vào công

việc quản trị làng xã như trên trình bày, nhưng vẫn chưa hết:
viên công sứ đầu tỉnh còn có quyền đặc cách bổ nhiệm Lý, phó
trưởng trong nhiều trường hợp.

Khi một xã chưa có Hội đồng Hương chính dự liệu bởi nghị

định 1921;

Khi chỉ có một người ra ứng cử hay được chấp thuận để ra

ứng cử chức vụ Tộc biểu mà thôi;

Khi khuyết chân Lý trưởng và trong xã có một viên phó lý

đã làm việc trong sáu năm rồi.

Qua các điểm trình bày trên, ta thấy rằng chính quyền pháp

với nghị định 1921 đã bãi bỏ hẳn Hội đồng kỳ hào cổ truyền và
gạt các nhân viên trong Hội đồng này ra ngoài công việc quản
trị làng xã, công việc từ xưa vẫn do họ đảm nhiệm.

Việc cải cách của người pháp đã gặp sự phản ứng của dân

chúng, trước hết là sự phản ứng tiêu cực của các cựu hương chức
trong Hội đồng kỳ hào, không tham gia vào công việc làng xã.
Và từ sự phản ứng tiêu cực này đã chuyển sang thế khác: sự
xung đột có hại cho việc quản trị làng xã giữa các cựu hương
chức này với nhân viên Hội đồng tộc biểu mới, phần nhiều kém
tài đức và thiếu kinh nghiệm. Và hậu quả của sự xung đột là
sự phản đối công khai hoặc ngấm ngầm chính quyền pháp, sự
thành hình của những đảng cách mệnh và sự hưởng ứng của
phần đông dân chúng do sự tham gia của một số các cựu hương
chức có uy tín.

Trước tình trạng này, người pháp hết sức bối rối. Họ thấy cần

phải sửa đổi lại quy chế làng xã để xoa dịu bớt sự bất bình của

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.