NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 101

99

Diện hình và Tổ chức

dân chúng và nhất là của các cựu hương chức của Hội đồng Kỳ
hào cổ truyền.

Và ngày 25-2-1927, Thống sứ Bắc Kỳ đã phải ký một nghị

định sửa đổi lại quy chế quản trị làng xã, và quy chế 1927 này
đã được áp dụng trong gần 15 năm, cho tới năm 1941.

nghị định 25-2-1927 phục hồi lại một phần những tục lệ cổ

truyền đã bị bãi bỏ bởi nghị định 1921, việc tái thiết lập bên cạnh
Hội đồng Tộc biểu, hội đồng Kỳ mục, giữ vai trò kiểm soát hơn
là quản trị, và thành phần gồm các cựu kỳ hào, cực kỳ lý, những
người đã có thái độ chống đối Hội đồng Tộc biểu trước đây.

Tuy Hội đồng Kỳ mục được thành lập lại, nhưng thành phần

có hơi chặt chẽ hơn xưa, chỉ gồm những người hoặc đỗ đạt,
hoặc có phẩm hàm hoặc đã giữ các chức vụ cấp tổng hay cấp
xã, riêng với hạng thứ ba này lại cần phải là những người cư
trú ngay trong xã.

Số kỳ mục không hạn chế và nhiệm kỳ cũng không hạn định.
chính quyền pháp, trong việc kiểm soát làng xã giữ quyền

duyệt y danh sách Kỳ mục cho các viên công sứ, và danh sách
này một bản được lưu giữ tại tòa sứ. Mỗi khi có sự thay đổi, các
chức dịch hàng xã phải trình ngay với chính quyền.

Theo nghị định 1927, cơ quan chấp hành xã vẫn là chánh

Hương hội có phó Hương hội phụ tá và có một số các chức dịch
giúp việc: Lý trưởng, phó lý, Trương tuần, Thủ quỹ và Thư ký.
ngoài ra còn thêm hai hương chức mới là chương bạ giữ sổ địa
bạ và Hộ lại giữ việc sinh tử giá thú.

Lý, phó trưởng vẫn do sự bầu cử như cũ cho đến năm 1930,

mới có thể lệ chỉ định. Theo thể lệ chỉ định này, phương pháp
bầu cử Lý trưởng càng ngày càng ít áp dụng. các phó lý có ba
năm thâm niên có thể được đặc cách bổ nhiệm làm Lý trưởng.

chỉ còn hai trường hợp bầu cử Lý trưởng:

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.