10
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
ở cùng gia đình nhưng vẫn là người trong quyến thuộc, nghĩa là vẫn có
sự liên can mật thiết giữa người nọ với người kia.
Xem như trên, một gia đình Việt Nam gồm nhiều người hơn gia đình
hiểu theo người phương Tây.
Một gia đình tại các nước phương Tây chỉ gồm có hai vợ chồng và các
con.
Đã biết thành phần của gia đình, ta thử tìm hiểu nhiệm vụ của mỗi người
trong gia đình, và sự liên quan của những người này đối với nhau.
NGƯỜI CHA
Người cha tức là người chủ gia đình, có con với vợ mình hoặc với một
người đàn bà khác. Luật lệ ta xưa cho phép một người đàn ông có quyền
năm thê bảy thiếp, nên sự ăn ở với người khác sinh con là một sự thường,
miễn là sau này mình nhận nuôi dưỡng đứa con đó.
Không có con không thể là cha được, trừ trường hợp nuôi con nuôi.
Người cha còn gọi là bố, và ngày nay được gọi bằng nhiều danh từ mới
như ba, bá, cậu,
[1]
ông già v.v...
Trong gia đình người có quyền định đoạt hết mọi việc liên quan tới mọi
người trong nhà. Quyền đó gọi là phụ quyền.
Xưa kia chế độ phụ quyền rộng rãi lắm.
Khi ông bà còn sống thì quyền đó ở trong tay ông bà.
Người cha chỉ sử dụng phụ quyền khi ông bà đã qua đời.
THEO HỌC LUẬT LỆ AN NAM của Thân Trọng Huề thì: “Các con cháu
phải hiếu phụng ông bà cha mẹ: khi ông bà cha mẹ còn sống không cho
phép con cháu ở riêng thì không được ở riêng. Ông bà cha mẹ chết mà
chưa hết tang thì cũng như còn sống, con cháu không được chia gia tài.
Đã nói rằng con cháu phải hiếu phụng ông bà cha mẹ, thì con cháu không
[1] Đây là một cách xưng hô mới. Những gia đình hiếm con, còn gọi cha là anh sinh còn gọi mẹ là
chị đẻ.