NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 9

9

Thực hiện ebook:

HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

www.hocthuatphuongdong.vn

PHẦN

I:

ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

Gia đình là nền tảng của xã hội, có gia đình mới có xã hội, nhất là gia
đình Việt Nam lại càng là một nền tảng vững chắc của xã hội Việt Nam.

Khảo xét về phong tục Việt Nam, phải bắt đầu từ gia đình Việt Nam với
những tục lệ đã chi phối gia đình: sinh, tử, giá thú, để dần dần đi tới
phong tục về xã hội.

Gia đình là nền tảng của xã hội, nhưng gia đình phải bắt đầu từ cá nhân.
Nếu ví gia đình là một tế bào thì những phần tử trong gia đình là những
phần tử của tế bào.

I.

THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Gia đình Việt Nam bao gồm nhiều thành phần rộng rãi hơn gia đình các
dân tộc khác.

Theo định nghĩa của Đào Văn Tập trong TỰ ĐIỂN VIỆT NAM PHỔ thông
thì hai tiếng GIA ĐÌNH chỉ tất cả mọi người quyến thuộc trong nhà. Định
nghĩa này tương tự với định nghĩa của hai chữ GIA QUYẾN trong TỪ ĐIỂN
HÁN VIỆT của Đào Duy Anh những người thân thuộc trong một nhà.

Vậy những người thân thuộc trong nhà là những ai?

Trả lời câu hỏi trên, ta bắt đầu từ người chủ gia đình để đi lần tới những
người khác trong nhà.

Người chủ gia đình có cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, thuộc hàng trên, nhưng
thường chỉ có cha mẹ, ông bà, cụ kỵ còn sống rất hiếm, nhất là ngày nay,
người ta lập gia đình muộn hơn xưa.

Ngang hàng với người chủ gia đình là anh chị em.

Về hàng dưới, người chủ gia đình có vợ, con.

Con người chủ gia đình gọi những người anh em của người này là chú,
bác, cô.

Tất cả cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em đều là những người
trong gia đình. Những người này thuộc về HỌ NỘI.

Ông bà, cha mẹ, anh chị em của người mẹ thuộc về HỌ NGOẠI tuy không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.