11
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
được kiện ông bà cha mẹ vì kiện ông bà cha mẹ là “can danh phạm nghĩa”.
Bổn phận của ông bà cha mẹ là phải răn dạy con cháu, và chịu trách
nhiệm về những hành vi của con cháu. Con cháu không chịu vâng lời,
ông bà cha mẹ có quyền đánh mắng. Trong khi đánh đập, chẳng may
con cháu chết, ông bà cha mẹ cũng không có tội, nhưng chỉ được đánh
vào thụ hình tức là hai mông đít, còn đánh vào chỗ khác gọi là hoạnh
đả, con cháu chết, ông bà, cha mẹ cũng mang tội.
Cha nuôi đối với con nuôi cũng có quyền như cha đẻ, và cũng có bổn
phận như vậy. Những con riêng của vợ là con ghẻ, và người cha trong
trường hợp này là cha dượng. Cha dượng có quyền với con của vợ hay
không là phụ thuộc vào vấn đề có nuôi chúng hay không.
NGƯỜI MẸ
Người mẹ là vợ của người cha, nghĩa là vợ của người chủ gia đình khi
có con. Người đàn bà dù lấy chồng mà không có con thì không phải là
mẹ, đây là nói mẹ đẻ.
Ta phân biệt mẹ đẻ, mẹ già, mẹ ghẻ.
Muốn là mẹ đẻ, phải tự mình sinh ra con. Nuôi con người khác thì chỉ
là mẹ nuôi.
Mẹ già tức là người vợ cả của cha, dù có con hay không có con, được
các con của những người vợ lẽ xưng hô như vậy.
Mẹ ghẻ tức là người vợ lẽ hoặc vợ thứ của cha, được các con của vợ
cả hoặc những người vợ thứ ở hàng trên xưng hô như vậy.
Người mẹ cũng có quyền như người cha, nhưng phải theo quyết định
của người cha, vì lẽ vợ phải theo chồng. Khi cha chết, quyền điều khiển
gia đình về tay người mẹ, nếu người này là vợ cả. Những người vợ lẽ
hoặc vợ thứ, sau khi chồng chết ở lại nhà chồng phải chịu theo quyền
hành của người vợ cả.
Luật lệ phong tục ngày nay đã thay đổi. Trong gia đình, người mẹ, có
quyền ngang hàng với cha, và mọi quyết định của người cha đều có ý
kiến của người mẹ. Tục đa thê nếu còn tồn tại ở một vài gia đình thì