117
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Lúc đó vị chủ tế, thường là chủ gia đình, đứng giữa đám đông đốt hương,
bắt gà vịt, dê lợn đặt dưới bàn thờ. Sau đó họ mời quan khách cùng hướng
về phía bàn thờ cầu nguyện đức YANG, đại ý:
“Khẩn cầu Thượng đế nhận lời cảm tạ của mọi người. Thượng đế đã ban
phúc cho dân làng, dân làng có thóc lúa ăn quanh năm, sức khỏe được dồi
dào để làm việc nhiều hơn ngõ hầu mùa sau, kết quả lại tốt đẹp hơn nữa”
Lời cầu nguyện xong, chủ tế chém con vật hy sinh, lấy huyết nó vẩy lên
nhà cửa, các cót thóc, các giạ lúa, các vò rượu.
Rồi các sinh vật được ngả ra làm cỗ dân làng đãi khách và cùng ăn. Suốt
đêm tiếng chiêng, trống, thanh la, kèn, sáo vang lừng lẫn vào trong tiếng hát.
Lễ này được cử hành tại tất cả các gia đình cùng trong một đêm. Trong
các thôn xã Koho đêm đó thật là ầm ĩ, vui vẻ. Họ tin tưởng vào YANG đã phù
hộ cho họ và sẽ phù hộ cho họ mãi mãi.
Sau lễ cúng tại gia đình, họ kéo nhau từ nhà này qua nhà khác để ăn uống
vui chung cho tới sáng.
Khách lạ họ gặp trong đêm này, họ tin là mang may mắn tới cho dân làng
họ, cho nên ra đường, nếu họ gặp được người khách lạ, họ sẽ hân hoan cố
mời sao cho được người đó vào dự tiệc với dân làng. Người khách sẽ được
đón tiếp nồng hậu trịnh trọng lắm. Họ cố lưu người khách lại càng lâu càng
hay.
Người khách sau khi vui chơi tại nhà người chủ đã mời mình, sẽ được mời
tới các nhà khác để vui chơi ăn uống. Có thể khách sẽ được mời đi khắp thôn
bản. ở nhà nào khách cũng được quý trọng, thỏa thích ăn uống.
Trong thời gian Tết Lir bong, nếu khách muốn ra về, khách phải trở lại nhà
người chủ đã mời mình lúc đầu để cảm ơn và từ giã, khách không thể rút lui
khi đang ở một nhà khác.
Ngày cuối cùng của Tết Mừng lúa mới, mỗi gia đình trở lại làm lễ cầu
nguyện riêng với Thượng đế YANG.
Sau ngày này dân làng lại bắt tay làm việc.
Tết Mừng lúa mới được tổ chức hàng năm. Ngoài Tết này, cứ bảy năm