118
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
đồng bào Koho lại tổ chức một ngày đại lễ, đại lễ này không cử hành vào
một ngày nhất định nào. Tới năm có đại lễ dân làng mới họp để ấn định ngày
cụ thể.
o
Tết của đồng bào Thượng Di Linh
Đối với đồng bào Thượng Di Linh, một năm không nhất định bao nhiêu
ngày. Đối với họ năm trở lại với mùa lúa. Họ không biết ngày nào nhất định
là năm mới trở về, ngày Tết với họ, thay đổi từ làng này sang làng khác: sự
thay đổi này khiến họ có thể dự Tết ở nhiều nơi, tại các nhà bạn bè họ hàng.
Trong một làng, dân làng hàng năm hội họp để cùng ấn định ngày Tết.
Tết là một lễ hoàn toàn gia đình, mỗi nghi lễ đều chỉ tổ chức trong phạm
vi nhà cửa và vựa thóc. Người gia trưởng chủ tọa mọi cuộc lễ, họ hàng thân
cận đều tham dự. Bà nội trợ phải lo sao cho đủ cỗ bàn mời khách khứa của
gia trưởng.
Buổi chiều hôm đầu tiên, cả nhà tụ họp dưới vựa thóc, nơi đây đã được
các bà các cô dọn dẹp sạch sẽ, xếp gọn mọi đồ đạc rồi. Chiếu đã được trải
xuống đất. Một chum rượu cần đã sẵn sàng.
Trong lúc đó, người con rể của gia đình đi giết lợn, dùng dao nhọn đâm
vào dưới bả vai con lợn. Con lợn được đem thui ngay, ruột gan đựng riêng
để cúng thần.
Đêm xuống. Trong vựa thóc chỉ còn được soi sáng bằng lò lửa thui lợn.
Cuộc lễ bắt đầu. Gia trưởng cầm chiếc cần uống rượu đưa qua hết mọi
người trong gia đình để cùng cầu nguyện thần linh bằng điệu hát đều đều.
Cầu nguyện xong, các vị thần linh coi như đã hưởng rượu, xôi, lòng gan
con lợn, lúc ấy gia trưởng cắm cần rượu vào chum rượu, rồi bắt đầu uống
rượu, sau đó tới lượt các người khác, bắt đầu từ những người đáng tôn trọng
nhất trong nhà.
Lễ ở dưới vựa thóc lúc này đã xong. Đến lượt lễ trên vựa thóc. Gia trưởng
và mọi người leo ngồi trên đỉnh vựa thóc. Sự kiện leo từ dưới lên trên vựa
thóc này là một dấu hiệu mừng ngày xuân mới.
Người gia trưởng quỳ trên đống thóc giống, đây cũng là một dấu hiệu