NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 120

120

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

o

Tết của đồng Chàm

Đã nói đến Tết của các đồng bào dân tộc thiểu số, không thể không nói

đến Tết của đồng bào Chàm. Mặc dầu ngày nay đời sống của người Chàm
đã hòa hợp với đời sống của người Kinh, họ vẫn còn lưu giữ một số các cổ
tục riêng, nhất là những tục lệ về ngày Tết năm mới.

Người Chàm theo đạo Bà - La - Môn ăn Tết khác người Chàm Hồi giáo.

Tết của người Chàm đạo Bà-Châm

Người Chàm theo đạo Bà - La - Môn (gọi là đạo Bà Châm) thường được đồng
bào người Kinh gọi là người Chàm Châm.

Sau một năm vất vả nhọc mệt với công việc đồng áng, khi mùa lúa đã xong,
đồng bào người Chàm dành ra một thời gian để ăn Tết và cũng là để tỏ lòng
biết ơn tổ tiên quá vãng.

Tết của người Chàm Châm gọi là Yêu - Ly - Thay và được cử hành vào hai
dịp:

Tết chính gọi là Bang - Ca - Tê cử hành vào tháng 7 Chàm, tức là vào khoảng
tháng 9 âm lịch.

Tết phụ gọi là Cha - Bur cử hành vào tháng 9 Chàm, tức là tháng 11 âm lịch.

Cả hai Tết này hàng năm đều cử hành vào một ngày nhất định theo tục lệ từ
xưa lưu lại.

a/ Tết chính Bang - Ca - Tê

Trong dịp Tết này, các cuộc tế lễ được tổ chức cúng thần linh tại các đền để
cầu an ninh thịnh vượng. Các cuộc lễ khởi diễn từ ngày mồng một cho đến
15 tháng 7 Chàm. Dân chúng mang lễ đến đền cầu cúng. Lễ xong họ lại mang
về.

Lễ này rất long trọng tại các địa điểm tháp Chàm, tháp Bà, tháp Hữu Đức.

Trong ngày Tết không có tiệc tùng và cũng không có những cuộc thăm viếng
bà con bằng hữu.

b/ Tết phụ Cha - Bur

Tết phụ Cha - Bur dành riêng để tổ chức tại gia đình. Nhà cửa được lau chùi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.