121
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
đồ lễ được sửa soạn từ mấy ngày trước.
Người Chàm Châm không có tục viếng mộ, nhưng đồng bào đó tin rằng chỉ
có linh hồn những người khuất được chôn tại các nghĩa trang, gọi là “Mu -
cut”, là có thể trở về gia đình với con cháu để hưởng lễ.
Theo đạo Bà - La - Môn, những kẻ vô tín ngưỡng và bị tội không được phép
chôn ở nghĩa trang.
Tết Cha - Bur bắt đầu từ 15 đến 30 tháng 9 Chàm, tức là từ 15 đến 30 tháng
11 âm lịch. Những cuộc lễ đáng kể trong Tết này, tuy là dành riêng cho gia
đình, vẫn là cuộc lễ tại các đền Chàm vào ngày rằm tháng 9 Chàm.
Sau cuộc lễ chung này, mọi người mới kéo nhau về nhà để hưởng Tết riêng
tại gia đình.
Tết của người Chàm đạo Pa - ni
Người Chàm theo Hồi giáo được gọi là đồng bào Chàm theo đạo Pa - ni, và
ta vẫn gọi tắt là Chàm Ni.
Đối với đồng bào Chàm Ni ngày Tết là dịp con cháu trả ơn tổ tiên. Chính vì
vậy mà ngày Tết được gọi là Bang Mu Cay. “Bang” nghĩa là ăn. “Mu Cay”
nghĩa là lễ dâng tổ tiên.
Đồng thời ngày Tết cũng là ngày tổ chức buổi lễ tôn giáo tại các đền chùa
để cảm tạ thần linh và để cầu khẩn các ngài che chở và phù hộ cho được an
khang thịnh vượng.
Tân niên của người Chàm Ni trở về với mỗi mùa xuân, nhưng mùa xuân
không đến đúng một ngày nào hàng năm, khi thì tới tháng 2, khi thì tới tháng
3 âm lịch v.v...
Mỗi năm các Po Chan, tức là các tu sĩ Chàm cao niên hội họp với nhau ấn
định ngày lành để tổ chức năm mới. Ngày được chọn xong, các Po Chan mới
loan tin cho dân chúng biết để sửa soạn ăn Tết. Tết kéo dài trong hai ngày,
nhưng ít nhất phải dự bị trước một tuần lễ.
Lễ Nao Khôn, viếng mộ tổ tiên, được tổ chức. Trong lễ này, mộ được đắp
lại, dẫy cỏ sạch sẽ.
Trong nhà cũng được sửa sang để đón xuân. Nền nhà, tường, đồ đạc được