122
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
lau chùi kỹ lưỡng. Nợ nần phải trả hết trước Tết, bao nhiêu hận thù phải xóa
bỏ đi. Ai cũng phải tỏ ra niềm nở vui vẻ với mọi người.
Những người tha hương phải xoay xở để về làng ăn Tết. Ngày Tết, gia
đình sum họp như người Việt để chúc tụng nhau và cùng ăn uống thỏa thuê.
Trong các bữa tiệc, cấm ngặt không có thịt lợn, theo tục lệ Hồi giáo.
Nhà cửa chăng đèn kết hoa. Cỗ bàn cúng tổ tiên chỉ đơn giản nhưng thật
thành kính.
Ngày thứ hai, mọi người đi thăm viếng chúc tụng lẫn nhau và tới đâu cũng
được mời ăn uống.
Hết ngày thứ hai, mọi tiệc tùng đều hết để sửa soạn cho ngày thứ ba là
ngày đi lễ đền gọi là Mu - than - mung - ky.
Tại các đền Po Chan làm lễ, và dân chúng mang lễ vật tới tham dự theo
đúng phong tục Hồi giáo.
Suốt một tháng kể từ ngày Mu - than - mung - ky, trong những ngày 5,
15, và 30 trước tháng, các Po Chan đều làm lễ thần linh.
Nhân dịp năm mới, các đồng bào giữ nhiều điều kiêng kỵ, từ ngôn ngữ
đến hành động. Họ mở lịch để tiên đoán sự xấu tốt trong năm.
Họ tin rằng trong ngày đầu năm nếu các loại vật nuôi ở trong nhà lên
tiếng kêu là báo điềm tốt, trái lại tiếng kêu của
các thú rừng báo điềm xấu.
o
Sự tích rượu cần
Người Kinh có câu: “Không có rượu không thành lễ”, đối với các đồng bào
Thượng, miền Bắc cũng như miền Nam, trong những dịp vui mừng đều có
uống rượu, nhất là trong những dịp mừng năm mới. Nếu người Kinh ta uống
rượu tăm, rượu vân, các đồng bào Thượng dùng rượu cần.
Gọi tên rượu cần là vì rượu không rót ra chén uống, lại uống bằng cần
cắm từ dưới đáy hũ rượu lên cho tới tầm người vừa uống. Cần có thể bằng
tre, bằng sậy thông lòng.
Nói đến Tết của đồng bào Thượng không thể không nói tới rượu cần, nhất