NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 136

136

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

những chuyện gia đình của mình. Câu chuyện được mọi người đón nhận.

Cuộc vui tiếp diễn mãi tới sáng mới ai về nhà nấy.

o

Lễ khai hạ ngày nay

Ngày nay, nhiều nơi không còn lễ Khai hạ nữa tuy nhiên tại các gia đình
Trung Hoa và Việt Nam, nhất là những gia đình buôn bán đắt, phát đạt, thịnh
vượng quanh năm, người ta cũng cúng gia tiên, cúng Thổ Công, cúng Thần
tài, và có một số người vẫn cúng Trời, Đất như cổ lệ.

o

Lễ Thần Nông

Thần Nông tức là vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân nghề làm
ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch điền hoặc Hạ điền.

Lễ Thần Nông tức lễ tế vua Thần Nông để cầu mong sự được mùa và nghề
nông phát đạt.

Trên các quyển lịch hàng năm của người Trung Hoa thường có vẽ một mục
đồng dắt một con trâu.

Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông.

Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán
của cơ sở dự báo khí tượng về mùa màng năm đó tốt hay xấu.

Năm nào được mùa, Thần Nông giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa kém,
Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày có một chân.

Con trâu đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, vàng, đen, trắng, xanh, đỏ
đúng với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Hàng năm xưa có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình.

o

Nghi thức lễ Thần Nông

Lễ tế Thần Nông hàng năm cử hành vào ngày Lập Xuân, bởi vậy nên Thần

Nông còn được gọi là Tế Xuân.

Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng trước đây, hàng năm sau tiết Đông Chí,

tòa Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng
nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông, tra cứu theo lịch để nặn tượng
cho đúng với sự ước lượng về mùa màng và màu sắc trâu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.