NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 134

134

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

trong nhà, đợi lễ Động Thổ xong mới được đào huyệt an táng. Tục lễ này nay
không còn.

o

Lễ khai hạ

Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng Giêng là ngày lễ Hạ nêu.

Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón Tết cùng với cung tên bằng vôi
trắng vẽ trước cửa nhà để “trừ ma quỷ”, nay được hạ xuống.

Lễ Hạ nêu còn được gọi là lễ Khai Hạ. Mọi công việc thường xuyên, người ta
chỉ bắt đầu lại sau ngày lễ này, tuy tại vùng quê người ta vẫn còn ăn chơi, vì
tháng Giêng là tháng ăn chơi, và vì lúc đó, công việc đồng áng đã vơi.

Sự tích cây nêu

Cây Nêu người ta trồng để trừ ma quỷ có sự tích như sau:

Tục truyền ngày xưa, khi Tết đến, bọn ma quỷ hay tới quấy nhiễu dân gian.
Dân gian kêu đức Phật, Phật liền ra tay bắt bọn ma quỷ. Bọn ma quỷ sợ đức
Phật, không dám quấy nhiễu, nhưng chúng hỏi ở đâu là đất của Phật để
chúng tránh xa, Phật đáp:

-

Ở đâu có phướn, có chuông, có khánh đấy là đất của Phật.

Ma quỷ lại hỏi địa giới của Phật đến đâu và lấy gì làm phân biệt.

Phật bảo chúng là ở đâu có vết vôi trắng là địa giới của Phật. Sau đó, ngày
Tết người ta dựng cây, trên ngọn nêu có treo khánh sành và phướn giấy, và
ở trước nhà có rắc vôi bột thành hình cung tên để “trừ ma quỷ”. Ma quỷ thấy
cây nêu và vôi trắng không dám phạm tới vì sợ đức Phật.

Nguồn gốc lễ Khai hạ

Lễ Khai hạ, người Trung Hoa gọi là lễ Nhân nhật, nghĩa là ngày của Người.

Theo sách Phương sóc chiêm thú thì tám ngày đầu năm mỗi ngày thuộc riêng
về một giống:

Mồng 1 thuộc giống gà

-

2 - chó

-

3 - lợn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.