NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 132

132

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

Rồi với xuân tới, có những lễ đầu xuân để bắt đầu cho một năm. Những tục
lệ này xưa kia, dân ta rất chú trọng, từ vua đến dân, từ quan đến lính, không
ai là không theo để cầu mong lấy một năm mưa hòa gió thuận, phát đạt,
thịnh vượng.

Những tục lễ đó là động thổ, khai hạ, hạ điền, thượng nguyên, và riêng đối
với nhà vua còn có lễ du xuân, lễ khai ấn, các quan chức có kiếm ẩn thường
cũng làm lễ này. Ngoài các tục lễ trên được cử hành khi Lập xuân hoặc sau
khi xuân tới, có những tục lễ được sửa soạn trước để đón mùa xuân: lễ ban
sóc, phát thức,
đấy là không kể lễ tống cựu nghinh tân. Xin ghi lại để bạn đọc
tiện tham khảo.

o

Tục lễ động thổ

Động thổ theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh nghĩa là động đến đất. Vậy
lệ Động thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ
Thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một năm mới.

Nguồn gốc tục lệ

Theo các sách cổ, nguồn gốc lễ Động thổ bắt đầu từ năm 113 trước Thiên
chúa giáng sinh.

Nguyên năm đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình chỉ có tục
tế Trời mà không tế Đất mới bàn cùng quần thần, và sau đó đặt ra nghi lễ
Hậu Thổ, tức là thần Đất, còn gọi là xã tế.

Nghi thức

Nghi thức tế thần đất như sau:

Đào một ao, ở giữa có một nền tròn: trên nền tròn có năm bệ, trên mỗi bệ
đều có lễ Tam sinh gồm bò, dê, lợn. Lễ phục của mấy vị chủ tế và bối bái đều
màu vàng.

Lễ xã tế đầu tiên do vua Hán Vũ Đế chủ tế và cử hành tại đất Hoài Khưu gần
sông Phàn.

Lễ Động thổ bắt đầu từ đó, nhưng đến năm vua Hán Thành Đế lên ngôi, năm
32 trước Công nguyên có lệnh bãi bỏ lễ này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.