138
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
Lễ Tịch Điền được cử hành trong một ngày hội đầu xuân. Nhà vua ngự
trên một cỗ xa, đem theo cày bừa đi thẳng tới sở Tịch Điền, có văn võ bách
quan theo hầu, quân lính và dân chúng theo sau.
Nhà vua xuống ruộng cày ba luống, các vương công chư hầu cày năm
luống, các công khanh đại phu cày bảy luống, sĩ cày chín luống. Sau đến lượt
dân chúng cũng cày bừa thửa ruộng này, một thửa ruộng dành riêng, lấy hoa
màu dùng trong việc cúng lễ. Hạt giống gieo vào thửa ruộng cũng chính là
lựa trong đám thóc đã gặt được vụ trước.
Lễ Tịch Điền lúc đầu giản dị như vậy, nhưng về sau có nhiều sự thay đổi như
việc thêm lễ Tam sinh và có ca hát những bài ca đồng áng về đời nhà Hán.
Đến đời nhà Tống nghi lễ càng thêm phiền phức như đắp đài sơn xanh cao
9 thước, làm nhà trên đài v.v...
Lễ Tịch Điền tại Việt Nam
Cũng như các nghi lễ khác, xưa ta cũng đúng nghi lễ Tịch Điền của người
Tàu, và lễ này du nhập sang nước ta cùng với sự nội thuộc Hán tộc.
Theo sử, chính vua Lê Đại Hành đã cấy ruộng, và trong hai lần cấy, nhà
vua một lần được một chum bằng vàng và một lần một chum bằng bạc, và
những thửa ruộng dùng để cày cấy trong lễ Tịch Điền do đó có tên là kim
ngân điền.
Các vua nhà Lý cử hành lễ Tịch Điền rất trọng thể.
Các vua nhà Trần vẫn giữ lễ này, nhưng vì có chiến tranh với quân Mông
Cổ, lễ cử hành đơn giản. Qua đời nhà Hậu Lê, đến nhà Nguyễn, lễ này được
vua Minh Mạng rất chú ý, và lễ được cử hành long trọng.
Nghi lễ Tịch Điền triều Nguyễn
Các quan bộ Lễ trình rõ nhà vua ngày lễ.
Trước ngày lễ một hôm, tại cửa Tả Đoan, sáu thể đình, chiếc bàn chung
quanh có phủ lụa, được thiết lập. Các quan tỉnh Thừa Thiên sắp sửa sẵn cày
bừa và một thúng thóc đặt trên các thể đình rồi nhà vua được rước ra ngự
lãm. Cày bừa nhà vua dùng và thóc giống được rước lên long đình mang tới,
sở Tịch Điền có lính tráng, có quạt theo hầu. Tại đây long đình được đặt gần