153
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Ông làm bài thơ Hoài Sa rồi buộc đá vào mình nhảy xuống sông Mịch La
tự tận. Hôm đó là ngày mồng năm tháng Năm.
Được tin đó, nhà vua rất hối hận và thương tiếc, sức dân làm cỗ đem ra
tận bờ sông cúng ông và ném cỗ xuống sông cho ông hưởng, nhưng cỗ bị
cá tôm ăn hết.
Ông báo mộng cho nhà vua hay, và xin với nhà vua nếu nghĩ tình thương
ông thì khi ném cỗ xuống cho ông phải lấy lá bọc lại, buộc bằng chỉ ngũ sắc,
cá tôm sẽ không ăn được.
Theo lời báo mộng của ông, vua ra lệnh cho nhân dân làm theo.
Từ đó vào ngày mồng năm tháng Năm bên Tàu, dân chúng làm cỗ cúng
linh đình trên các bờ sông rồi lấy lá bọc lại, buộc chỉ ngũ sắc ném xuống
dòng nước để kỷ niệm ông Khuất Nguyên.
Riêng tại sông Mịch La, người nước Sở mở hội rất vui, ngoài việc cúng lễ
Khuất Nguyên còn tổ chức các cuộc đua thuyền, tượng trưng cho ý muốn
vớt thây Khuất Nguyên.
o
Sự tích Lưu Thần và Nguyễn Triệu
Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày Tết Đoan
Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai tiên nữ kết duyên. Sau thời
gian nửa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ
lại không được, hai tiên nữ đưa tiễn chồng về. Trở về làng, Lưu, Nguyễn thấy
phong cảnh đã khác xưa, nửa năm trên cõi tiên là mấy trăm năm dưới cõi
trần. Hai chàng bèn đi tìm trở lại cõi tiên, nhưng không thấy nữa. Hai chàng
rủ nhau vào trong rừng rồi không thấy trở về.
Các nhà thơ đã ngâm vịnh rất nhiều về sự tích đầy thi vị của hai chàng, và
riêng thi sĩ Tản Đà đã có cả một tập chèo Thiên Thai là kiệt tác văn học.
Dưới đây là đoạn hai nàng tiên tiễn biệt Lưu, Nguyễn về trần:
“Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai,
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi!
Nửa năm tiên cảnh,