NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 151

151

Thực hiện ebook:

HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

www.hocthuatphuongdong.vn

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh Minh trong tiết tháng Ba,

Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh.

Gần xa nô nức yến anh.

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”.

Phần VI:

TẾT ĐOAN NGỌ

(Tết mồng năm tháng Năm)

Ca dao ta có câu:

“Tháng Tư đong đậu nấu chè,

Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm”

Chứng tỏ rằng Tết Đoan Ngọ là Tết cũng được sự chú ý của người Việt Nam
ta xưa, tuy rằng tục ăn tết này đã chịu ảnh hưởng của Tàu, cũng như nhiều
tiết lễ khác.

Vậy Tết Đoan Ngọ là tết gì? Và ta ăn Tết Đoan Ngọ vào ngày nào tháng Năm?

Đoan Ngọ là gì?

Theo sách Phong thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương.

Đoan nghĩa là mở đầu. Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa;
còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí
dương đang thịnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.