NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 156

156

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

Ngoài trái cây, người ta còn cho con trẻ bôi hoặc uống chút ít thần sa, chu

sa, vì người ta cho rằng, lúc sâu bọ bị các trái cây giết có phản ứng gây sự
bất an cho trẻ con nên dùng thần sa, chu sa để trấn an trước.

Đó là tục lệ và ý kiến người xưa!

Ngày nay, hàng năm khi mồng năm tháng Năm tới, ngoài việc cúng lễ, vẫn
có người giết sâu bọ, vẫn ăn rượu nếp vào buổi sáng và vẫn dùng trái cây
như xưa, nhất là ở ngoài Bắc.

Rượu nếp

Tiếng gọi là rượu, nhưng rượu nếp không phải hoàn toàn chất nước như các
rượu khác mà có cả chất cái nữa.

Rượu nếp làm bằng xôi. Dùng gạo nếp thổi xôi rồi rắc men lên trên, ủ một
thời gian từ ba tới năm ngày, xôi đã thành rượu nếp (cơm rượu).

Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu để hứng lấy nước. Nước này là
chất rượu, còn cái là xôi ủ men nổi màu ngà. Khi ăn, ăn cả cái trộn lẫn với
nước rượu đã hứng được lúc ủ men.

Rượu nếp ăn ngọt ngọt cay cay, đem cho người ta một cảm giác say say dễ
chịu.

Mỗi lần Tết Đoan Ngọ các cô hàng rượu nếp xuất hiện len lỏi đi vào các xóm
từ ngày mồng ba, mồng bốn để bán rượu. Khách mua rượu có thể để dành
một vài bữa không sợ hư. Các cô treo vào gánh rượu nếp một chùm ớt cùng
một ít lá cây có tính chất khử trùng để trừ sâu bọ không làm hư gánh rượu
của các cô.

Các phụ nữ đồng quê ta xưa phần nhiều đều biết ngả rượu nếp.

Ngày nay có người không dùng rượu nếp để giết sâu bọ. Họ dùng rượu trắng
tức là “ba xị đế” cho mạnh hơn, hoặc những người sang lại dùng rượu Tây
như Martel, Cognac v.v...

Tục nhuộm móng chân móng tay

Mỗi khi muốn làm đẹp, các bà các cô ở tỉnh thường nhuộm móng chân,

móng tay. Các bà các cô kén thuốc kén màu. Xưa ở nhà quê, mỗi khi ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.