NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 158

158

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

 Một quả hồng v.v...

Có khi túm “bùa” được đeo vào một chiếc vòng cổ tết bằng chỉ ngũ sắc cùng
với một chiếc khánh bằng giấy hoặc bằng chỉ ngũ sắc.

Theo sự tin tưởng cũ thì chỉ ngũ sắc kỵ được ma quỷ.

“Bùa” được khâu thành hình trái cây, vì trái cây được dùng để giết sâu bọ
trong dịp tết Đoan Ngọ. Tục này bỏ đã lâu, nay nhắc lại để tìm hiểu thêm.

Tục tắm nước lá mùi

Cây mùi là loại cây nhỏ lá lăn tăn có hạt và lá có mùi thơm.

Trong ngày tết Đoan Ngọ người ta lấy cây mùi đun nước tắm để trừ độc.
Người ta cho rằng, tắm nước lá mùi trong ngày mồng năm tháng Năm sẽ
tránh được gió máy, cảm mạo và sẽ được khỏe mạnh.

Sự thực tắm nước nóng giữa mùa nóng, mồ hôi toát ra, người được nhẹ
nhàng thư thái, như khi bị cảm xông nước lá đun lên, lá mùi cũng lại là một
vị thuốc nam dùng để trị cảm, nên tắm nước lá mùi thấy dễ chịu.

Tết mồng năm tháng Năm mỗi nhà đều nấu một nồi nước lá mùi. Ông già

bà cả trong dịp này khi tắm xong đều tự lấy làm khoan khoái.

Ngày nay, tục tắm nước lá mùi ngày tết Đoan Ngọ không còn ở nơi thành

thị, nhưng ở vùng quê một số nơi người ta vẫn chưa bỏ tục xưa.

Tục này xét ra có điều hay là các trẻ em ở nơi bùn lầy nước đọng thường

bẩn thỉu, quanh năm tắm nước rạch nước ao thiếu vệ sinh, nhân dịp tết Đoan
Ngọ tắm bằng nước đun lá mùi, người chúng trở nên sạch sẽ thơm tho, và
cũng nhờ sự sạch sẽ này chúng đỡ đau yếu.

Tục khảo cây lấy quả

Có nhiều cây trồng được nhiều năm vẫn không có quả, tuy đúng ra những

cây đó phải có quả từ một đôi năm rồi. Người xưa cho rằng đó là những
“cây” phải “khảo” mới chịu có quả.

“Khảo cây lấy quả” là một tục cử hành vào dịp tết Đoan Ngọ: một người

leo lên cây, một người đứng dưới gốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.