160
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
Tục treo ngải cứu trừ tà
Cây ngải cứu có được tính khử phong giải độc, người bị nhức đầu lấy lá ngải
cứu đắp lên hai bên thái dương có thể khỏi.
Ngày tết Đoan Ngọ, người ta lấy lá ngải cứu buộc treo ở trước cửa nhà để
trừ tà, tránh sự đau ốm.
“Trừ tà” là một điều huyền bí, không chắc có hay không, nhưng lá ngải
cứu treo ở trước cửa nhà chắc là có công dụng vì được tính của lá này:
-
Ngày đó mọi người giết sâu bọ, ăn nhiều trái cây có thể bị ấm ách khó
chịu, mùi lá ngải cứu treo ở cửa nhà bốc xông vào có thể làm cho người ta
dễ chịu như khi xông bằng lá này.
-
Ngày mồng năm tháng Năm là một ngày nắng nhất, hơi nóng bốc gay
gắt. Lá ngải cứu treo ở cửa nhà tỏa mùi thơm làm dịu bớt sức nóng của trời
đất.
Treo lá ngải cứu ở trước cửa nhà không những chỉ tốt riêng cho ngày
mồng năm tháng Năm mà còn có ích trong các ngày khác với công dụng
trình bày trên. Chính vì vậy, tại nhiều nhà, bó ngải cứu được treo ở trước cửa
cho đến khi khô héo sau ngày Đoan Ngọ.
Tục đi sêu
Xưa, những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới có bổn
phận phải “sêu tết” trong những dịp lễ tết.
Ngoài Tết Nguyên Đán, một năm có hai lần Sêu vào dịp cơm mới tháng
Năm và tháng Mười, nghĩa là vào dịp vụ gặt xong có lúa mới của hai vụ chiêm
và mùa.
Về vụ chiêm, những chàng rể chưa cưới đi “sêu” bố mẹ vợ nhân dịp Tết
Đoan Ngọ.
Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng gồm có đậu xanh mới hái vào tháng
tư, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa
chim ngói, cùng với gạo đậu bao giờ cũng có một đôi ngỗng và vài chục
chim ngói. Kèm thêm vào có vài cân đường cát và mấy trái dưa hấu, nghĩa là