161
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
toàn những sản phẩm trong mùa.
Chàng rể đi “sêu”, lẽ tất nhiên bố mẹ vợ nhận đồ lễ nhưng bao giờ cũng hoàn
lại một phần, thường chỉ lấy một phần.
Lễ quý hồ thành, bất quý hồ đa, lễ trọng ở lòng thành chứ không trọng ở
chỗ nhiều.
Bố mẹ vợ không nhận cả, phần vì sợ mang tiếng tham, phần theo tập quán
ít ai nhận đồ biếu Tết mà không “lại quả” nghĩa là để lại cho người biếu một
phần.
Có những trường hợp các chàng rể nài nỉ để bố mẹ vợ nhận hết, bố mẹ vợ
sẽ nói:
-
Thầy đẻ đã nhận cả, nhưng đây là thầy đẻ gửi biếu lại ông bà đằng nhà.
Thật là lịch sự vậy thay!
Chỉ có những chàng rể chưa cưới vợ mới phải đi “sêu”, còn những chàng rể
cưới vợ rồi thì hết lệ “sêu”, nhưng trong các dịp lễ tết thường có lễ biếu ông
nhạc bà nhạc. Dịp mồng năm tháng Năm cũng vậy, các chàng rể dù nghèo
cũng cố kiếm chút lễ mọn để biếu cha mẹ vợ, lễ biếu này nhiều ít tùy tâm và
không quan trọng bằng lễ “sêu”.
Tục tết thầy học
Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng
năm tháng Năm, mồng chín tháng Chín và dịp Tết, các học trò đều có đồ lễ
tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, đường bánh hoặc hoa quả tùy sự giàu nghèo
và tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình khá giả thưởng phong bao kèm
một số tiền.
Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thầy về dịp này.
Tục tết ông lang
Các con bệnh được ông lang chữa bệnh khỏi, mặc dầu đã trả tiền thuốc,
nhưng cũng không quên ơn cứu bệnh cho mình, nên trong dịp Tết Đoan
Ngọ, còn gọi là “tết hái thuốc” cũng mang tết ông lang. Đồ lễ cũng gồm đậu,
gạo, ngỗng, chim v.v... như đồ lễ học trò tết thầy.