NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 163

163

Thực hiện ebook:

HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

www.hocthuatphuongdong.vn

Các chủ nợ đòi, anh ta cứ hẹn lần khất lượt. Không có tiền trả, anh đành

phải đi trốn. Anh ta rúc vào một bụi cây để ẩn, nhưng các chủ nợ vẫn nháo
nhác đi tìm. Sợ hãi quá, anh ta không dám thò mặt ra, rồi chết luôn trong bụi
cây, hóa thành con thằn lằn.

Con thằn lằn xuất hiện quanh năm, nhưng đến ngày mồng năm tháng

Năm, chợt nhớ tới các chủ nợ, lại vội vàng lẩn trốn nên không ai bắt gặp con
vật này trong ngày hôm đó.

Thực ra con thằn lằn trốn vì sợ hồng hoàng. Tục ngữ ta cũng có câu: “Trốn

như thằn lằn mồng năm”.

Một câu chuyện Khuất Nguyên

Người ta lấy ngày Tết Đoan Ngọ làm ngày kỷ niệm Khuất Nguyên để ghi nhớ
sự trung thành của một vị đại thần chỉ nghĩ đến việc nước.

Nhắc lại Tết Đoan Ngọ tưởng không nên bỏ qua một câu chuyện lý thú về
Khuất Nguyên.

Truyện này theo các cụ Trần Lê Nhân và Nguyễn Văn Ngọc trong Cổ học tinh
hoa
thì do chính Khuất Nguyên viết ra để mượn lời một ông lão đánh cá tỏ
bày tâm sự của mình:

Truyện như sau:

Sau khi Khuất Nguyên vì lời sàm báng của kẻ nịnh thần bị phóng khí, nghĩa
là bị đuổi đi không dùng nữa, ngày ngày đi lang thang trên bờ đầm, mặt mũi
tiều tụy, hình dung khô héo, vừa đi vừa hát.

Có ông lão đánh cá trông thấy hỏi rằng:

-

Ông có phải là Tam Lư đại phu đó không? Sao lại nỗi khốn khổ như vậy?

Tam Lư chính là họ của Khuất Nguyên.

Nghe ông lão hỏi, Khuất Nguyên nói:

-

Cả đời đục, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh, bởi

vậy cho nên ta phải phóng khí.

Ông lão đánh cá nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.