164
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
-
Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải cả đời đục cả,
sao ông không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; mọi người
say cả, sao ông không ăn cả nem, húp cả bã cho say một thể? Việc gì mà
phải lo xa nghĩ sâu để đến nỗi phải phóng khí?
Khuất Nguyên nói:
-
Tôi nghe: mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu
lại đem cái thân trong sạch cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà
nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào trong bụng cá, chớ sao trắng lôm lốp,
lại chịu để vấy phải bụi dơ.
Ông lão đánh cá nghe nói tủm tỉm cười, quay bơi chèo đi rồi hát rằng:
“Sông Tương nước chảy trong veo
Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.
Sông Tương nước đục phù sa,
Thì ta lội xuống để mà rửa chân”.
Hát xong đi thẳng không nói gì nữa.
Bàn về truyện trên, hai cụ Trần Lê Nhân và Nguyễn Văn Ngọc đã viết:
“Mấy câu hát của lão đánh cá thì có ý khuyên Khuất Nguyên hòa quang
đồng trần với đời, mấy câu Khuất Nguyên nói thì lại phản đối lại; chết thời
thôi chứ không chịu theo thời, không chịu dày dạn, sống đục không bằng
thác trong! Ôi! Không nỡ bỏ nước nhà mà lẩn lút bỏ đi ở nơi khác, lại cũng
không chịu cùng tiểu nhân mà cẩu thả sống cho qua đời, sau quả nhiên vùi
xác vào bụng cá trong sông Mịch La, lấy nước sông Mịch La tẩy uế sự nhơ
bẩn, thật là nghìn thu trung nghĩa, dòng nước sông xanh, khiến cho ai xem
truyện Khuất Nguyên cũng ngậm ngùi nhớ và sinh lòng phấn khởi”.
Nhân dịp Tết mồng năm tháng Năm trở lại, nhắc lại truyện xưa, thử hỏi ai
là người không đồng ý xót thương cho một bậc trung nghĩa cam chịu thác
để cảnh tỉnh nhà vua.
Cũng như phần nhiều các lễ tiết, Tết mồng năm tháng Năm cũng từ Trung
Quốc truyền sang Việt Nam, nhưng sang đến nước ta, tết này cũng chịu sự