NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 165

165

Thực hiện ebook:

HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

www.hocthuatphuongdong.vn

biến đổi ý nghĩa và hình thức như các lễ tiết khác.

Dân tộc Việt Nam ta ăn Tết Đoan Ngọ để không quên lòng trung nghĩa

của Khuất Nguyên và cả sự tích nên thơ của Lưu Thần, Nguyễn Triệu, nhưng
cũng lại để mừng mùa lúa chiêm mới, ăn mừng cái công lao kết quả của vụ
này, công Lưu Thần, Nguyễn Triệu, nhưng cũng lại để mừng mùa lúa mùa
đông giá lạnh, cho đến khi gặt lúa giữa mùa nắng oi bức, nóng trên nóng
dưới.

Ta có nhiều tục lệ cổ truyền về Tết, những tục lệ này đã bảo tồn được tính

chất đặc biệt Việt Nam của nền văn hóa ta xây dựng trên căn bản nhân nghĩa
và đạo đức truyền thống.

Những tục lệ tết thầy đồ, tết thầy thuốc, biếu tặng những người đã thi ân

cho mình chứng tỏ rằng lễ giáo của ta rất được tôn trọng, và những ân sâu
nghĩa trọng ở Việt Nam không bao giờ chúng ta quên.

Đến như tục lệ đi Sêu lại nêu ra tinh thần biết ơn nhạc phụ nhạc mẫu đã

sinh ra vị hôn thê của mình và cũng là một dịp để chàng trai tỏ lòng thương
mến với cô gái qua lễ nghi phong tục.

Tết Đoan Ngọ ngày nay, qua mọi biến đổi của thời cuộc vẫn tồn tại trong

dân chúng với ý nghĩa thiết thực thiêng liêng của nó.

Ngay ở trong Nam, ngoài Bắc hàng năm, tết Đoan Dương tới, người ta

vẫn đón tết với những sự cúng bái, tuy có những tục khác không còn, nhưng
có lẽ ở nhiều địa phương vẫn chưa mất hết những cổ tục còn ý nghĩa văn
hóa và nhân bản.

Ăn Tết Đoan Ngọ, chúng ta cần tìm hiểu giá trị và tinh thần của ngày tết

này.

Phần VII:

LỄ THẤT TỊCH

(Tết mồng Bảy tháng Bảy)

Ngày lễ Thất Tịch nhằm ngày mồng bảy tháng Bảy. Lễ này còn gọi là lễ Ngâu,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.