NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 167

167

Thực hiện ebook:

HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

www.hocthuatphuongdong.vn

nói, và những dòng nước mắt của đôi bên rơi xuống cõi trần gây nên những
ngày mưa liên tiếp: ấy là mưa Ngâu.

Hai bên gặp nhau ngày mồng bảy tháng Bảy, ngày Thất Tịch.

Tục nói rằng, ngày hôm đó ở trần gian không có quạ, quạ đã lên sông

Ngân Hà bắc cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Phần VIII:

TẾT TRUNG NGUYÊN

(Tết Rằm tháng Bảy xá tội vong nhân)

Tết Trung Nguyên nhằm ngày rằm tháng Bảy âm lịch.

Về Tết này, còn có tên là Lễ Vu Lan, một lễ của nhà Phật. ở đây chỉ nói thêm
về phần “xá tội vong nhân”.

Theo tín ngưỡng, ta thường cho ngày rằm tháng Bảy là ngày “vong nhân xá
tội” nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ, ngày hôm đó đều được tha
tội. Bởi vậy, trên dương thế mọi gia đình đều làm cỗ bàn cúng gia tiên, và
đồng thời có đốt vàng mã. Những gia đình có người mới mất, cũng nhân dịp
này mời tăng ni tới làm chay tụng kinh và đốt vàng mã.

o

Tục cúng cháo

Xưa, tại các cầu quán, đình chùa, đều có tổ chức “cúng cháo” tức là cúng

các cô hồn không ai cúng giỗ. Các tư gia, ngoài lễ cúng Thổ Công, cúng gia
tiên, cũng có cúng cháo cho các cô hồn.

Họ bày cúng ở trước cửa nhà. Đồ lễ đặt trên một cái mẹt, hoặc cái nong

tùy theo nhiều ít và thường gồm có cháo hoa, thứ cháo nấu bằng gạo, cơm
nắm thành những nắm nhỏ, hoa quả, bánh bỏng, kẹo, trầu cau và cũng có
khi có xôi chè. Có nhiều đồ mã, vàng hương. Đồ mã thường là những quần
áo cắt nhỏ, thành từng xấp. Quần áo tuy cắt nhỏ, nhưng tục tin rằng, xuống
cõi âm, sẽ biến để các “âm hồn” vừa mặc.

Mọi người khi cúng cháo tin rằng các cô hồn những cô nhi yểu vong,

những người chết đường chết chợ, những người chết không ai biết, không
ai cúng giỗ sẽ tới phối hưởng lễ cúng làm phúc trong ngày “xá tội vong nhân”
này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.