166
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
vì lễ này kỷ niệm sự tích vợ chồng Ngâu, tức là Ngưu Lang và Chức Nữ.
Tháng Bảy âm lịch là tháng mưa nhiều, mưa rỉ rả suốt ngày nọ qua ngày kia,
nhất là miền Bắc. Mưa này gọi là mưa Ngâu, vì người ta cho đây là những
giọt lệ của vợ chồng Ngâu.
Sự tích vợ chồng Ngâu đã được thi sĩ Tản Đà nhắc lại trong mấy vần thơ đầy
nhạc điệu:
“Tục truyền tháng Bảy mưa Ngâu,
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền
Một là duyên, hai là nợ,
Mối xích thằng, ai gỡ cho ra.
Vụng về cũng thể cung nga,
Trăm khôn nghìn khéo chẳng qua mục đồng”!
Mấy vần thơ trên đã nhắc lại một cách rất cảm động cổ tích thần thoại
của chàng Ngâu, với mối tình dang dở giữa chàng và Chức Nữ.
Chức Nữ, ái nữ của Ngọc Đế có nhan sắc có tài nữ công khéo léo. Ngưu
Lang chỉ là một chàng chăn trâu nhưng có tâm hồn thi sĩ, biết yêu đương tha
thiết lại có tài thi phú. Trai tài, gái sắc, đôi bên nặng một lòng yêu. Trước mối
tình đằm thắm ấy, Ngọc Đế tác thành cho đôi lứa.
Đôi uyên ương được cùng nhau chung sống, hưởng hạnh phúc của tình
yêu, nhưng mải mê say mối duyên vàng lụa, chàng và nàng đều sao nhãng
phận sự của mình. Nàng, thoi biếng dệt, kim chỉ biếng khâu; chàng văn biếng
luyện, sách đèn biếng ngó, và cả đàn trâu cũng không buồn săn sóc đến.
Trước sự trạng ấy, Ngọc Đế nổi giận, đày hai người ở hai bờ sông Ngân
và một năm nhờ đàn quạ đen bắc cầu, gọi là cầu Ô Thước, đôi bên chỉ được
gặp nhau một lần.
Ở hai bên bờ sông Ngân, chàng Ngưu chăn trâu đợi ngày gặp gỡ người
yêu, còn nàng Chức phải dệt lụa vá may để đền lỗi cũ.
Hàng năm tháng Bảy tới, đôi bên gặp nhau. Gặp nhau nước mắt tràn lời