159
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Người đứng dưới gốc “hỏi” cây tại sao không có quả và “dọa” nếu mùa
tới không có quả sẽ chặt cây đi. Người trên cây van lạy xin đừng chặt và “hứa”
đến mùa tới sẽ có quả!
Người đứng dưới gốc lại “hỏi” mùa tới sẽ cho bao nhiêu quả, người trên
cây “trả lời” nói số quả là mấy thúng tùy theo sức vóc của cây. Sau đó người
trên cây đi xuống.
Người ta bảo rằng sau kỳ “khảo” cây này, cây thường có quả! Không biết
có phải cây sợ bị chặt đi mà có quả, hay tại năm đó cây mới đủ sức bói để ra
quả! Điều này nay không còn, tuy nhiên ta cần biết thêm cách sống của người
xưa.
Tục hái thuốc mồng năm
Theo Đông y mỗi cây đều là một vị thuốc, và trong các vị thuốc Nam người
ta dùng lá rất nhiều.
Người Việt ta cũng như người Trung Hoa xưa tin rằng những củ, cành, lá hái
và đào được trong ngày mồng năm tháng Năm đều là những vị thuốc tốt
chữa được rất nhiều bệnh, nhưng phải hái vào khoảng giờ Ngọ nghĩa là vào
khoảng giữa trưa.
Y học Đông phương giải thích rằng vào một ngày nắng nhất của mùa hạ, vào
một giờ nóng nhất, tức là giờ Ngọ, của ngày nóng nhất ấy, khí nóng đã cô
đọng nhựa cây lên lá, khiến cho lá có một được tính chữa được một số bệnh
như nhức đầu, đau xương, xổ mũi, choáng váng, v.v...
Bí quyết của sự hái lá vào ngày Đoan Ngọ là theo người xưa.
Những lá người ta thường hái là ngải cứu, đinh lăng, lá mùi, lá mua, v.v...
Những lá này được đem phơi khô, rồi khi bị các chứng bệnh trên người ta
đem sắc lên mà dùng.
Tục hái lá mồng năm là do sự tích Lưu Thần, Nguyễn Triệu truyền lại và được
thi vị hóa cho rằng chư tiên đã “truyền phép” cho cây lá vào giờ Ngọ ngày
Đoan Dương.
Có nhiều làng ở ven rừng núi, ngày Đoan Ngọ dân làng rủ nhau đi hái lá rất
vui, vui như một ngày hội hàng năm vậy.