157
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Tết Đoan Ngọ tới, người ta vẫn nhuộm móng chân, móng tay cho các trẻ em.
Người ta không cần phải mua thuốc kén màu gì cả, chỉ cần hái một nắm lá
gọi là lá nhuộm móng tay đem giã nhỏ rồi lấy lá võng bọc lên đầu ngón tay
ngón chân cho các em từ tối hôm trước, sáng hôm sau lấy ra, các móng tay,
móng chân đều được nhuộm đỏ.
Lá móng tay là một thứ lá nhỏ và hơi dài của một thứ cây mọc nhiều ở bờ,
ở bụi.
Hàng năm, gần tới ngày tết mồng năm tháng Năm, có người đi hái rồi
mang ra chợ bán. Nhuộm bằng lá này, móng chân móng tay có màu đỏ tươi
như son, màu đỏ ăn loang ra cả đầu ngón tay.
Sở dĩ có tục nhuộm móng chân, móng tay cho các trẻ em là cốt để trừ tà
ma, cũng như cho các em đeo bùa, cùng một tác dụng như khi các em đeo
bùa tui bùa túi. Người xưa còn cho rằng tính chất của lá nhuộm móng tay,
khi nhuộm vào, giúp các em không bị ảnh hưởng nếu sâu bọ quấy rầy.
Khi nhuộm móng chân, móng tay, ngón tay trỏ được chừa ra, ngón này là
“thần chỉ” không đem nhuộm được.
Tục "bùa tui bùa túi"
Đây là thứ “bùa ngũ sắc” đeo cho trẻ em trong ngày mồng năm tháng Năm
để diệt trừ ma quỷ và rắn rết theo quan niệm cũ.
Dùng vải và chỉ ngũ sắc để may bùa. “Bùa” khâu thành hình những trái cây
rồi buộc túm với nhau bằng chỉ ngũ sắc cho các em đeo. Một túm “bùa”
thường gồm:
Một cục hồng hoàng có tính chất kỵ rắnrết;
Một túi hạt mùi hình vuông, một góc buộc chỉ để đeo vào túm “bùa”
còn ba góc kia có ba rua chỉ ngũ sắc và một hạt bóng màu. Hạt mùi rất
thơm có tính chất kỵ gió;
Một quả ớt màu xanh, đỏ, vàng...
Một quả khế mỗi múi một màu;
Một quả na;