NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 175

175

Thực hiện ebook:

HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

www.hocthuatphuongdong.vn

vua Tống Nhân Tôn.

Nguyên thời đó thường có giặc, quân lính phải luôn đi trận, khi Tết Trung

Thu đến nhớ nhà, trễ nải việc binh nên ông Bao Chuẩn mới đặt ra lời hát
trống quân với những câu hát cho quân lính tranh đua nhau đối đáp, quên
bớt nỗi nhớ quê hương.

Dân chúng thấy lối hát hay hay, hàng năm tới Tết Trung Thu cũng hát

trống quân để thưởng trăng, nam nữ đối đáp cùng nhau.

Trống quân lập ra ở các thôn xóm bằng những vật liệu rất rẻ tiền. Trước

hết là một chiếc thùng gỗ hoặc thùng sắt tây rỗng. Trên mặt thùng có căng
một sợi dây gai chắc hoặc một dây thép hai đầu buộc chặt vào hai chiếc cọc
đóng xuống đất ở hai bên chiếc thùng, cách xa chiếc thùng mỗi bên chừng
hơn một thước. Muốn cho dây được thật căng, dùng một hoặc hai que nhỏ
chụm vào nhau, chống đỡ sợi dây trên mặt thùng.

Đánh trống quân, có những chiếc dùi tre nhỏ bằng cỡ chiếc thước kẻ. Dùi

đánh vào chiếc dây căng bật ra những tiếng “thình thùng thình” là nhịp cho
câu hát:

“Trống quân, trống quýt, trống còi,

Ta chẳng lấy nó, nó đòi lấy ta,

Thình thùng thình

Trống quân anh đánh nhịp ba,

Lúc vào nhịp bảy, lúc ra nhịp mười.

Thình thùng thình”

Hát trống quân đôi bên nam nữ đối đáp với nhau bằng những câu hát vận,
nghĩa là hát theo vần, theo ý, hoặc bằng những câu hát đố, nghĩa là hát để
đố nhau. Có khi những câu hát đã có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra.

Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go
vì những câu đố hiểm hóc.

Về nguồn gốc hát trống quân, có người cho rằng lối hát này thuần túy Việt
Nam, bắt đầu từ thời nhà Trần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.