174
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
em vừa phá cỗ vừa trông trăng, trông Cuội.
o
Những tục lệ trong ngày Tết trung thu
Trong ngày Tết Trung Thu để thưởng trăng có nhiều cuộc vui được bày ra,
có cuộc vui riêng trong gia đình, có cuộc vui công cộng. Người lớn có cuộc
vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.
Thi cỗ và thi đèn
Trong Tết Trung Thu người ta bày cỗ có bánh trái hình mặt trăng, trưng đèn
kết hoa, có nhảy múa ca hát và nhiều nơi có những cuộc rước đèn, múa lân
rất tưng bừng náo nhiệt.
Trăng hôm rằm tháng Tám thường trong và đẹp.
Để thưởng thức trăng trong gió mát, các văn nhân thi sĩ bày ra ngâm vịnh
trước những mâm cỗ, dưới ánh trăng với bánh Trung Thu hình mặt trăng.
Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh Trung Thu. Đây là dịp khuyến
khích các bà nội trợ và các cô gái trong việc nữ công.
Lại có treo đèn kết hoa để mâm cỗ thêm màu sắc, bánh mứt nhiều hoa mỹ,
cuộc thi do đó thêm tưng bừng.
Các trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn: đèn
làm hình mặt trăng, làm hình các ngôi sao, các loài thú v.v...
Trông trăng chơi đèn đêm rằm tháng Tám để nhớ lại sự tích Đường Minh
Hoàng du nguyệt điện.
Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em, và trong mâm cỗ xưa kia thường có
ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, chung quanh là bánh trái hoa quả.
Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ vào lúc đã khuya,
nghĩa là cùng nhau ăn mâm cỗ này, ngắm trăng, ca múa.
Hát trống quân
Về tháng Tám có tục hát trống quân (ở miền Bắc), nam nữ đối đáp cùng
nhau.
Sách chép rằng tục hát trống quân bắt đầu từ đời nhà Tống, dưới triều